Cấm cafeteria trong công ty? Phiền toái gì cho những nhân viên các doanh nghiệp công nghệ lớn
[December 03, 2018] BY Kazumasa Ikoma
Văn phòng với khu cafeteria miễn phí hiện đang được nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn áp dụng. Như đã nêu trong bài viết “Vì sao doanh nghiệp xây dựng cafeteria trong văn phòng”, không gian cafeteria một trong những phúc lợi dành cho nhân viên bên cạnh shuttle bus, gym hay clinic, vẫn đang được đón nhận tại các doanh nghiệp công nghệ lớn. Tuy nhiên, hiện nay cafeteria có nguy cơ bị cấm tại Vịnh San Francisco. Vậy nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ khai thác về mặt trái của cafeteria trong công ty.
Cafeteria chính thức bị cấm tại văn phòng mới của Facebook từ mua thu năm nay
Facebook với sự tăng trưởng mạnh mẽ về đội ngũ nhân sự, bên cạnh trụ sở chính tại Menlo Park ở bang California, đang có ý định mở văn phòng tại Mountain View với sức chứa 2000 nhân viên. Đương nhiên tất cả nhân viên đều chờ đợi có một cafeteria miễn phí giống như trụ sở chính tại đây, tuy nhiên điều này đã không thể thực hiện được do “quy định hạn chế cung cấp đồ ăn miễn phí cho nhân viên” mà Hội đồng thành phố Mountain View đã thông qua năm 2014. Quy định áp dụng cho đối tượng các văn phòng doanh nghiệp xây dựng sau khi quy định được thông qua năm 2014, không cho phép doanh nghiệp cung cấp quá 50% đồ ăn cho nhân viên. Tuy nhiên, nếu công ty chi trả cho chi phí ăn uống tại nhà hàng quanh đó thì không vấn đề gì.
Quy định tại thành phố Mountain View gây ảnh hưởng không nhỏ đến cafeteria miễn phí của văn phòng trụ sở chính của Google đặt tại đó. Việc nhân viên dùng bữa miễn phí trong công ty khiến những hàng quán xung quanh văn phòng không kinh doanh được, và chủ các cơ sở kinh doanh ăn uống đã lên tiếng than phiền về điều này. “Tôi mong muốn hoạt động kinh doanh trong thành phố thuận lợi” – John McAlister – ủy viên hội đồng thành phố Mountain View nói. Cafeteria miễn phí được nhân viên ưa chuộng, tuy nhiên những công dân sống trong vùng có người tán thành người phản đối, nên doanh nghiệp buộc phải cân nhắc để có sự kết nối với hoạt động kinh doanh của địa phương nhiều hơn nữa.
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, cafeteria miễn phí là một trong những phúc lợi được ưa chuộng tại Facebook. Đồ ăn cung cấp tại đây có hương vị thơm ngon, thậm chí mọi người nói đùa rằng nó có thể khiến bạn tăng thêm 15 pound (gần 6,8 kg) nên được gọi là “Facebook 15”. Thực tế, phía công ty còn bỏ tiền để tuyển hẳn đầu bếp tốt với mức lương cao hơn mức lương thị trường để đáp ứng được nhu cầu của tất cả nhân viên. Như vậy cũng đủ thấy rằng quy định của thành phố Mountain View đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tại vùng vịnh mà trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ đến mức độ nào.
Văn phòng Mountain View Wework mà Facebook đang thuê lại
Nội thành San Francisco cũng có động thái cấm cafeteria miễn phí trong văn phòng
Động thái cấm cafeteria trong công ty không chỉ dừng lại ở thành phố Mountain View mà còn bắt đầu mở rộng tại những thành phố như San Francisco.
Ủy viên ban chấp hành của hiệp hội nhà hàng Golden Gate với 4,400 điểm ăn uống tại Thành phố San Franocisco cùng với cố vấn của thành phố là Aaron Peskin, Ahsha Safaias đã trình đề án mới về việc cấm cafeteria trong các văn phòng xây dựng mới sau này vào ngày 24/7 năm nay. Nó không gây ảnh hưởng đến 51 cafeteria hiện tại trong văn phòng của Uber và Twitter, mà chỉ áp dụng cho những cafteria dự kiến mở ra sau này. Tuy nhiên, đề án này đã bị phủ quyết vào ngày 25/10 tức 3 tháng sau khi đệ trình. Cafeteria được đưa vào sau này không bị ảnh hưởng nhưng sự bất mãn của các cơ sở kinh doanh xung quanh về cafeteria của doanh nghiệp đã phần nào được bộc lộ rõ.
Nguyên nhân là “không có sự đáp lại cho địa phương”
Lý do lớn nhất mà cafeteria miễn phí trong doanh nghiệp bị than vãn tại San Francisco đó là cũng giống như thành phố Mountain View, doanh nghiệp công nghệ hình thành cộng đồng của riêng họ ngay trong văn phòng khổng lồ, và nhân viên chỉ tập trung lại ở trong đó. Bên cạnh việc doanh nghiệp công nghệ đem đến công việc với thu nhập cao thì cũng còn những bất cập xã hội như giá thuê nhà tăng vọt hay ùn tắc giao thông. Cuộc sống tại thành phố San Francisco không dễ thở nên mọi người chỉ sinh hoạt trong phạm vi bức tường “cung điện công nghệ” và điều đó làm ảnh hưởng đến người dân địa phương cũng như các cơ sở kinh doanh ăn uống.
Bên cạnh đó, vấn đề này cũng liên quan đến chính sách thuế ưu đãi triển khai năm 2011 với mục đích lôi kéo doanh nghiệp công nghệ của thị trưởng Ed Lee ngày trước. Ông Lee đã thực hiện chính sách gọi là “Twitter Tax Break”. Xây dựng cơ chế thuế ưu đãi cho đối tượng doanh nghiệp công nghệ có tầm ảnh hưởng như Twitter, Uber, Spotify để các tòa nhà văn phòng của họ tập hợp lại thành khu vực gọi là Mid Market tại thành phố San Francisco. Khu vực này gần khu dân cư nghèo khổ Tenderloin với trị an bất ổn tại thành phố, tuy nhiên thị trưởng thành phố đã hướng đến việc đầu tư tuyển dụng, thúc đẩy kinh tế và cải thiện trị an thông qua việc lôi kéo các văn phòng lớn về đây.
Tiếp nhận chính sách này, những nhà môi giới bất động sản từ trước đến giờ chỉ tập trung hoạt động tại những khu vực lân cận vì trị an kém của khu vực này cũng đã tích cực đẩy mạnh giao lưu với chủ các cơ sở kinh doanh đồ ăn uống. Tuy nhiên, kết quả thu được thật sự thảm hại. Những nhà hàng nổi tiếng như Bon Marche, Oro, Cadence đã phải đóng cửa cơ sở kinh doanh trong thời gian ngắn và nhiều những đơn vị kinh doanh khác cũng đang đứng ở bờ vực phải đóng cửa. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh của họ bị cản trở là do cafeteria trong doanh nghiệp. Tuy văn phòng doanh nghiệp nằm trong địa phận địa phương, nhưng cuối cùng nhân viên lại chỉ dành thời gian trong văn phòng được trang bị an ninh nghiêm ngặt, trong bầu không khí lãnh đạm với những vấn đề xảy ra bên ngoài.
Khu vực Mid market dọc con Market street lớn nằm tại thành phố San Francisco, tập trung nhiều văn phòng mà đầu tiên phải kể đến Twitter thành lập năm 2012
Và hiện tại quang cảnh văn phòng các doanh nghiệp cung cấp đồ ăn cho nhân viên vẫn tiếp diễn. Ông Michael Cohen đảm nhiệm vị trí đối tác quản lý tại cơ sở ăn uống “The Market” nằm tại tầng 1 của tòa nhà văn phòng mà Twitter đặt trụ sở chính đã đến thăm một số cafeteria của doanh nghiệp công nghệ, và ông đã rất bất ngờ khi thấy nhân viên tại đó không chỉ ăn trưa mà còn mang cả hoa quả và đồ uống ở nhà đến. Thực tế hiện nay còn có cả những cafeteria cung cấp đồ uống có cồn, nên cũng không thể bỏ qua những quán bar và quán rượu xung quanh văn phòng mà tại đó cho phép uống một vài ly sau giờ làm việc.
“Phía doanh nghiệp một mặt thì khẳng định “sẽ làm sao để tập hợp đông dân cư bao gồm người đi làm, đẩy mạnh kinh tế địa phương”, một mặt lại cung cấp tất thảy các dịch vụ từ giặt giũ đến ăn uống ngay trong doanh nghiệp”, “Doanh nghiệp chuyển campus từ ngoại thành vào nội thành đáp ứng mong muống của những nhân viên muốn ở trong nội thành, vậy mà cuối cùng lại thành ra ở trong một campus tách biệt dù nằm trong thành phố”, “Đề án luật lần này hoàn toàn không chống lại nhân viên mà còn giúp họ gia nhập cộng đồng” – cố vấn thành phố, người đã đệ trình luật này – ông Peskin khẳng định.
Dao động trong các doanh nghiệp công nghệ
Đề án luật lần này được khẳng định là không gây ảnh hưởng đến các cafeteria đã có trước đó, tuy nhiên cũng không ít doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng. Như đã đề cập trong bài viết “Kế hoạch mở rộng văn phòng mà Airbnb đang tiến hành” về corporate campus trong thành phố của Airbnb, đây là một trong những doanh nghiệp dần mở rộng campus sau khi thu mua lại tòa nhà văn phòng trong thành phố San Francisco. Ngôi nhà mới hoàn thành năm 2017 đã được đưa vào rất nhiều cafeteria nhưng trong tương lai nếu có tòa nhà văn phòng khác thì lại không thể đưa vào được. Vậy là cũng chỉ lách được quy định lần này.
Như một sự thỏa hiệp, một số doanh nghiệp đã và đang sở hữu các cafeteria trong văn phòng đã bắt đầu có những chính sách đóng góp cho địa phương. Square đóng cafeteria vào thứ 6 hàng tuần và trợ cấp cho nhân viên một khoản tiền để họ có thể sử dụng tùy thích. Ngoài ra, ZeroCater và Zesty đang cung cấp dịch vụ marketing cũng đã liên kết với nhà hàng, sử dụng dịch vụ cartering (dịch vụ tổ chức tiệc) tại văn phòng.
ZeroCater (Bên trái) và Zesty (Bên phải)
Mặt khác, Yelp – doanh nghiệp xây dựng trụ sở chính tại Mid Market giống với doanh nghiệp nêu trước đó không trang bị cafeteria ngay từ đầu, nên không bị ảnh hưởng gì. Bộ phận truyền thông tại đây nói rằng “Chính sách của Yelp là không trang bị cafeteria cũng như không cung cấp đồ ăn cho nhân viên nhằm chủ động hỗ trợ công việc kinh doanh cho các nhà hàng trong vùng.” Là một công ty cung cấp nền tảng preview tập tung chủ yếu là các quán ăn, Yelp cũng muốn nhân viên mình có được những trải nghiệm giống như người dùng Yelp.
Amazon tại Seattle cách xa San Francisco cũng là một doanh nghiệp công nghệ không trang bị cafeteria trong văn phòng. Trường hợp của Amazon được cố vấn thành phố San Francisco Peskin nhận xét là “doanh nghiệp mẫu mực” luôn xây dựng mối quan hệ tốt với địa phương. Ông Safaias trong bài trả lời phỏng vấn Bloomberg Law đã nói rằng “Amazon không trang bị cafeteria, xây dựng mạng lưới kết nối với nhà hàng và quán café quanh khu vực nhưng vẫn duy trì được môi trường corperate campus sôi nổi tại đó. Đó chính là mô hình đúng đắn của một đô thị lành mạnh”.
Tòa nhà văn phòng Amazon tại Seattle. Nhờ nhân viên Amazon mà các hàng quán trở nên đông đúc tấp nập hơn.
(Nguồn ảnh: Mercury News)
Ngoài ra, nghe nói doanh nghiệp công nghệ đang tăng trưởng mạnh mẽ gần đây đã xây dựng xong “Salesforce Tower” – tòa tháp văn phòng khổng lồ 61 tầng với sức chứa 30,000 nhần viên vào tháng 1/2018 – cũng không trang bị cafeteria cho toàn bộ nhân viên. CEO Mark Benioff nghĩ nhân viên không muốn gắn chặt vào chiếc bàn hay ở lì trong văn phòng. Những doanh nghiệp này cùng với việc xây dựng mối quan hệ với các hàng quán xung quanh, đảm bảo sự thư giãn cho nhân viên, trong tương lai sẽ mang đến “một môi trường làm việc gắn kết mật thiết với địa phương” được sự hưởng ứng của xã hội.
Phiến toái cho nhân viên
Chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ những tranh cãi xoay quanh cafeteria chính là những nhân viên đã thực tế sử dụng cafeteria cho đến nay. Có không ít nhân viên vào công ty là do thích những bữa ăn miễn phí cung cấp ngay tại văn phòng, và thực tế đã có những tiếng nói phàn nàn từ nhân viên.
Một trong số đó là “những nhân viên quá bận rộn thì sẽ không được ăn phải không”? Trong bài viết “Start up là không ngừng làm ngoài giờ ?” đã đăng tải trước đó, những doanh nghiệp start up có phong cách làm việc tự do thì cũng đòi hỏi làm việc cật lực. Mỹ không có chế độ ưu đãi cho những người mới ra trường giống Nhật, ở đây vẫn còn tồn tại bài toán làm sao để giải phóng nhân viên khỏi việc làm việc quá sức khi mà nhân viên thế hệ Millennials muốn nhanh chóng tích lũy kinh nghiệm. Tất nhiên việc có cafeteria hay không không làm thay đổi lượng công việc cũng như sự bận rộn trong công việc nhưng chắc hẳn một môi trường dễ dàng nghỉ ngơi cũng như dễ dàng có những bữa ăn vẫn cần thiết.
Ngoài ra, James Mannning làm việc trong thành phố San Francisco cũng có tư tưởng là “không muốn bị ai quyết định hộ địa điểm phù hợp để ăn trưa”. Anh làm giám đốc bộ phận UX tại Dolby Laboratories nằm tại con đường đối diện trụ sở chính Twitter, và tại đó cũng cung cấp đồ ăn trong công ty. Đề án luật chưa rõ hồi kết lần này dù chưa ảnh hưởng trực tiếp đến bữa trưa của anh nhưng trong trả lời phòng vấn The New York Times đã bày tỏ sự bất mãn của mình “Tôi không thể tán thành việc chính phủ địa phương quyết định tôi được và không được ăn trưa ở đâu”.
Một bất lợi khác nữa cho nhân viên khi không còn cafeteria trong công ty đó là “giảm bớt một địa điểm để có thể thu nạp những bữa ăn tốt cho sức khỏe”. Tại San Francisco nơi người ta chuộng lối ăn uống tốt cho sức khỏe, một bữa trưa tốt cho sức khỏe với rau hữu cơ có mức giá từ 15 USD đến 20 USD. Và với mức giá không hề rẻ đó thì những nhân viên có thể chi trả cho những bữa trưa như vậy mỗi ngày cũng có giới hạn. Theo chủ quan của tôi, vỗn dĩ cafeteria trong văn phòng đã và đang mang đến những thực đơn đáp ứng được tâm lý chuộng đồ ăn lành mạnh thì việc không thể có những bữa ăn như thế sau này có lẽ sẽ gây không ít khó chịu cho nhân viên.
Thực đơn tốt cho sức khỏe được bày tại cafeteria của doanh nghiệp. Ảnh là Cafeteria của Linkedin
Chứng nhận WELL đang thu hút chú ý gần đây cũng đã đưa vào một mục khảo sát về địa điểm làm việc có gần nơi nhân viên mà dễ dàng có được những bữa ăn tốt cho sức khỏe hay không. Cafeteria trong doanh nghiệp không còn nữa thì có thể có ảnh hưởng tốt đến công việc kinh doanh của địa phương nhưng cũng lại là một điểm trừ về mặt đảm bảo sức khỏe cho nhân viên.
Bạn của tôi cũng đang làm việc tại doanh nghiệp ở San Francisco, mỗi ngày công ty trợ cấp 15 USD tiền ăn trưa, và anh ấy ngày nào cũng mua đồ ăn tại quán ăn gần đó. Đối với nhân viên thì đó là một phúc lợi tốt nhưng tại thành phố mà vật giá cao như San Francisco, 15 USD cho mỗi nhân viên mỗi ngày không phải là con số nhỏ đối với doanh nghiệp.
Tóm tắt: Cafeteria trong doanh nghiệp không chỉ dừng lại trong nội bộ doanh nghiệp
Người đã đệ trình đề án luật mới lần này – ông Borden có lẽ cũng thấy rằng việc cấm cafeteria trong doanh nghiệp chưa phải đối sách hoàn hảo để cứu vãn kinh doanh của địa phương. Ông nói rằng thông qua cơ chế lần này “doanh nghiệp công nghệ sẽ có cơ hội để suy nghĩ rõ ràng hơn về trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng khi chuyển đến một thành phố mới”. Khi mà giới công nghệ ngày nay đang trên đà phát triển thuận lợi thì sự soi xét từ phía dư luận xã hội cũng sẽ nhiều hơn. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến văn phòng và tôi chỉ thử đưa ra một ví dự trong số đó, đó là sự tồn tại của catereria không chỉ dừng lại là vấn đề của nội bộ doanh nghiệp.
Ông Borden đã đại diện cho các cơ sở kinh doanh đồ ăn uống tại San Francisco để trình đề án luật lần này, sự yếu kém của đội ngũ lao động trong lĩnh vực ăn uống hay mức lương thấp của người đi làm vẫn chưa được chú ý đến. Ông Borden biện minh cho việc đề án luật bị phủ quyết đó là do không thể đấu lại với nguồn ngân sách dồi dào của những gã khổng lồ công nghệ. Và có lẽ sự đối đầu giữa các cơ sở kinh doanh ăn uống với cafeteria doanh nghiệp sẽ vẫn còn tiếp tục.
Cafeteria ra đời xuất phát từ ý thức về sức khỏe cũng như năng suất lao động của người đi làm, nhưng từ giờ người ta sẽ còn phải tính toán cả về mối quan hệ với địa phương xung quanh. Cafeteira sẽ ra sao? Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi về những động thái xoay quanh vấn đề này tại cả những thành phố khác ngoài San Francisco
Người đóng góp
Kazumasa IkomaPhụ trách nghiên cứu tại Frontier Consulting. Dựa trên kinh nghiệm trong khoảng thời gian đảm nhiệm vai trò quản lý văn phòng tại San Francisco, anh tiến hành nghiên cứu về thiết kế văn phòng, văn hoá doanh nghiệp, phong cách làm việc tại Bờ biển Tây, và giới thiệu về hình thái văn phòng lấy con người làm trung tâm.
Recommended
- Tham khảo tại Việt Nam – đất nước có tỉ lệ làm công việc phụ cao. Công việc phụ lý tưởng tại Nhật là gì?
- [CULTURE]Tham khảo tại Việt Nam – đất nước có tỉ lệ làm công việc phụ cao. Công việc phụ lý tưởng tại Nhật là gì?
- 【Phỏng vấn Ông Primo Orpilla – Phần 1】 Lắng nghe người đứng đầu của Studio O+A nói về khởi điểm của thiết kế văn phòng phong cách Bờ biển Tây.
- [STYLE]【Phỏng vấn Ông Primo Orpilla – Phần 1】 Lắng nghe người đứng đầu của Studio O+A nói về khởi điểm của thiết kế văn phòng phong cách Bờ biển Tây.
- Công nghệ cần thiết hỗ trợ đổi mới giao tiếp – Cải cách phong cách làm việc tại Phone Appli
- [DESIGN]Công nghệ cần thiết hỗ trợ đổi mới giao tiếp – Cải cách phong cách làm việc tại Phone Appli
- AHAMOVE – Đổi mới phong cách làm việc để đi nhanh hơn
- [CULTURE]AHAMOVE – Đổi mới phong cách làm việc để đi nhanh hơn