Tham khảo tại Việt Nam – đất nước có tỉ lệ làm công việc phụ cao. Công việc phụ lý tưởng tại Nhật là gì?
[April 30, 2019] BY Kazumasa Ikoma
Làm công việc phụ là một trong những chủ đề nóng trong cải cách phong cách làm việc. Nó cũng xuất hiện nhiều cùng với các cụm từ như “kiêm nghiệm hai công việc”, “công việc kép” hay “công việc song song”, và ngày càng có nhiều doanh nghiệp chấp nhận việc nhân viên làm công việc phụ.
Tuy nhiên, một sự thật là cũng có không ít doanh nghiệp Nhật Bản lo ngại về quy trình bãi bỏ quy định cấm làm công việc phụ này. Theo Khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp đối với việc làm công việc phụ/kiêm nghiệm hai công việc thực hiện bởi Recruit Career vào tháng 9 năm 2018, các doanh nghiệp cho phép làm công việc phụ/kiêm nghiệm hai công việc là 28,8% tăng lên 5,9% so với năm trước, nhưng tỉ lệ doanh nghiệp không cho phép vẫn là chiếm chủ yếu với 71,2%. Lý do cho việc không cho phép có thể kể đến như: “Làm việc phụ sẽ khiến người lao động phải làm việc trong thời gian dài”, “khó khăn trong việc quản lý và nắm bắt giờ làm việc” và “nguy cơ rò rỉ thông tin” v.v…
Tỷ lệ những người thực sự làm công việc phụ tại Nhật cũng thấp. Theo Khảo sát cơ bản về cơ cấu việc làm năm 2017 do Cục Thống kê Bộ Nội vụ và Truyền thông công bố, vào tháng 7 năm ngoái, tỷ lệ những người làm công việc phụ hiện tại vẫn chỉ là 4%. Có lẽ vẫn còn cả một chặng đường rất dài để việc làm công việc phụ có thể trở nên phổ biến tại Nhật Bản.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm biên tập Worker’s Resort đã thực hiện phỏng vấn tại Việt Nam, một quốc gia có tỉ lệ làm việc phụ lớn lên đến 50% – 60% dân số trong độ tuổi lao động. Chúng tôi có dịp được lắng nghe những người làm việc tại quốc gia đang phát triển này chia sẻ về hiện trạng làm công việc phụ mà tại Nhật Bản đang vừa được kỳ vọng lại vừa gây không ít lo ngại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu ba trường hợp làm công việc phụ mà chúng tôi thấy đặc biệt thú vị. Ngoài ra, để so sánh đối chiếu giữa Việt Nam và Nhật Bản, chúng tôi cũng đã nói chuyện với ông Toshiyuki Tsukamoto, giám đốc công ty Knowledge Worker, người nắm rõ về tình hình làm công việc phụ tại Nhật Bản.
Trước hết, tôi sẽ giới thiệu ba trường hợp trong số những người được phỏng vấn tại Việt Nam.
Chị A: Phụ trách nhân sự (công việc chính) × Giáo viên tiếng Anh cho trẻ em (công việc phụ)
Người đầu tiên là một phụ nữ với công việc chính làm về nhân sự tại công ty và công việc phụ là giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ em. Chị A làm công việc phụ dạy tiếng Anh song song với công công việc chính để thỏa mãn nhu cầu mở rộng mạng lưới mối quan hệ, chia sẻ kiến thức và đào tạo con người.
Vì công việc chính và công việc phụ là hai mảng hoàn toàn khác nhau, chị A cho rằng cần học hỏi kiến thức mới như chuyên môn về giảng dạy tiếng Anh, cũng như khả năng ứng phó tức thời với các tình huống và đọc cảm xúc của trẻ. Mặt khác, vận dụng ngược kỹ năng cũng như mối quan hệ gặt hái được từ công việc phụ vào công việc nhân sự tại công ty, chị cảm thấy giao tiếp trong nội bộ bao gồm việc ứng đối với với nhân sự trở nên dễ dàng hơn.
“Thời gian tôi dành cho công việc phụ ban đầu là khoảng 5 giờ một tuần, nhưng trong giai đoạn chuẩn bị chuyển việc tôi dành thời gian nhiều hơn cho công việc phụ khoảng 20 giờ mỗi tuần. Mặc dù phải thừa nhận là việc làm song song cả công việc chính lẫn công việc phụ khiến sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần của tôi bị sụt giảm nhưng vì ý thức trách nhiệm tôi vẫn cố gắng duy trì.”
Cố gắng thực hiện song song cả việc chính và việc phụ cũng bởi chị A cho rằng làm việc phụ cũng chính là “đầu tư cho bản thân”. Cũng giống như trong đầu tư có khoản đầu tư chính và khoản đầu tư phụ, việc xé lẻ đầu tư vào những lĩnh vực khác nhau là một trong những đối sách giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Khi công việc chính biến động, thì có thể dựa vào công việc phụ. Nếu lợi ích thu được từ lĩnh vực chính không như mong đợi, thì ta có thể đầu tư vào lĩnh vực khác hấp dẫn hơn. Và ta có thể chuyển đổi sang công việc có tương lai hơn, xây dựng sự nghiệp của riêng mình. Dường như chị A lựa chọn cho mình lối sống tự do, sẵn sàng thay đổi sự nghiệp để phù hợp với xu hướng của thời đại, chứ không bó buộc mình phải theo đuổi duy một công việc mình lựa chọn ở thời điểm ban đầu.
Chị A cũng cho rằng công việc phụ không phù hợp cho những người đang tìm kiếm sự ổn định hoặc những người hài lòng với tình hình hiện tại của họ. Kinh nghiệm bản thân cho thấy công việc phụ chỉ phù hợp với những người muốn phát triển và khai phá tiềm năng của bản thân, sẵn sàng đối mặt với thách thức giống như những nhà đầu tư chẳng hạn.
Anh B: Giám đốc công ty Xuất khẩu lao động (công việc chính) × Nhà đầu tư bất động sản (công việc phụ)
Người thứ hai với công việc chính giám đốc công ty Xuất khẩu lao động và công việc phụ là đầu tư bất động sản. Thỉnh thoảng tôi cũng nghe đến câu chuyên của những nhà kinh doanh nhạy bén vừa làm chủ doanh nghiệp vừa dùng tiền để đầu tư và anh B là một người như vậy.
Anh B cho hay động lực thôi thúc anh làm song song cả công việc chính và công việc phụ là kiếm được nhiều tiền hơn. Xét về work-life-balance (Cần bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư) thì tỉ lệ 80% cho công việc và 20% cho cuộc sống riêng tư như hiện tại có thể không phải là một trạng thái lý tưởng. Cuộc sống hiện tại của anh gần với work-life-intergration (tích hợp giữa công việc và cuộc sống riêng tư) hơn.
Anh B cũng là người muốn có được khả năng đối ứng linh hoạt trước mọi tình huống như chị A kể trên. Anh nói rằng anh đang rèn luyện khả năng làm việc dưới áp lực của thời gian và mục tiêu thông qua làm cả công việc phụ. Không có sự phân chia thời gian rõ ràng giữa công việc chính và công việc phụ, cả hai đều có thể được tiến hành hầu như đồng thời, những công việc có mức độ ưu tiên cao sẽ được ưu tiên tiến hành trước.
Với mục tiêu xây dựng một tập đoàn đa ngành, công việc phụ mang đến cho anh cơ hội để thử sức với rất nhiều lĩnh vực. Công ty anh không định ra các quy định hay lưu ý đặc biệt gì khi tiến hành công việc phụ. Bản thân anh khuyến khích nhân viên làm công việc phụ và mong muốn những nhân viên của mình cũng có thể tự khai phá năng lực bản thân giống như mình.
Anh C: Nhân viên thiết kế (công việc chính) × Nhà thiết kế tự do (công việc thứ hai)
Người thứ 3 là một trong số nhiều người chúng tôi thực hiện phỏng vấn lần này có công việc chính và công việc phụ đều là thiết kế. Những người họ đều muốn làm công việc thiết kế ngoài giờ hành chính để có thêm kinh nghiệm hay để trải nghiệm thiết kế ở một mảng khác. Hoàn toàn không phải học lại từ con số 0 và cũng không phải những kiến thức mới toanh, công việc phụ mang đến cho họ cơ hội gia tăng thu nhập và kinh nghiệm.
Điều mà anh C thu được thông qua công việc phụ là kinh nghiệm sales. Vì trực tiếp giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp nên anh hiểu hơn những khó khăn của bộ phận sales trong công ty, và nó giúp anh teamwork tốt hơn với các thành viên trong dự án tại công ty. Đây thực sự là một câu chuyện lý tưởng về kinh nghiệm làm công việc phụ bổ trợ cho công việc chính.
Anh C cho biết thường công việc phụ sau khi hoàn thành công việc chính của mình. Ở Việt Nam, có rất nhiều người làm công việc phụ khi họ có thời gian rảnh rỗi trong giờ hành chính, còn anh C vạch ranh giới rõ ràng khi thực hiện công việc chính và công việc phụ. Hơn nữa, để duy trì cân bằng công việc và cuộc sống riêng tư, anh tự đề ra nguyên tắc cho mình đó là không làm việc sau 7:30 tối, anh cũng là một trong số ít người trả lời rằng “Tôi đang duy trì nhịp sống của riêng mình” trong cuộc phỏng vấn này. Tỉ lệ công việc chính và công việc phụ là 80%-20%, và kể cả trường hợp bạn bè nhờ vả khiến lượng công việc tăng lên thì anh vẫn ưu tiên duy trì tỉ lệ đó.
“Mục tiêu cuối cùng của tôi là đưa thiết kế của mình đến với nhiều người hơn, đó cũng là cách giúp tôi cảm nhận rõ hơn giá trị tồn tại của bản thân.” – Anh C nói. Công việc phụ cho phép bản thân sử dụng những kỹ năng vượt trội của mình cũng như mang sản phẩm của mình ra bên ngoài thực sự là một chế độ làm việc tuyệt vời dành cho những lao động sáng tạo như những designer.
Những điều rút ra từ những ví dụ tại Việt Nam
Qua cuộc phỏng vấn này, chúng tôi có thể nghe thấy nhiều ý kiến khác nhau về công việc phụ của những người lao động tại Việt Nam. Và chúng tôi nhận thấy rằng những người tham gia trả lời phỏng vấn không bị lệ thuộc vào doanh nghiệp mình đang làm việc, khi lựa chọn làm công việc phụ họ chú trọng vào kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp cá nhân.
Một trong những yếu tố giúp làm công việc phụ dễ dàng phổ biến tại Việt Nam đó là có “Bản mô tả công việc” rõ ràng giải thích rõ nội dung công việc mà chúng ta thường nhìn thấy tại các doanh nghiệp Âu Mỹ. Nếu nhân viên làm tốt nội dung công việc đã được định sẵn thì phía doanh nghiệp cũng không có lý do gì để phàn nàn. Đó là tiền đề hình thành môi trường mà tại đó nhân viên có thể tự do tiến hành công việc phụ.
Mặc dù câu chuyện trên hoàn toàn khác với cách làm việc của doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay, nhưng có thể trở thành một điểm đáng để Nhật Bản tham khảo. Từ những nội dung phỏng vấn tại Việt Nam lần này, chúng tôi tập trung vào 3 điểm sau đây để đánh giá về thực trạng làm việc phụ tại Nhật Bản.
- Công việc phụ nào doanh nghiệp dễ chấp nhận?
- Khống chế nguy cơ rò rỉ thông tin như thế nào?
- Khái niệm work-life-balance có phù hợp trong xã hội của công việc phụ hay không?
Ông Tsukamoto – người khuyến khích việc chia sẻ kiến thức thông qua công việc phụ và hoạt động tình nguyện (hoạt động tình nguyện cống hiến cho xã hội bằng việc sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm có được từ công việc) – đã đưa ra những đánh giá từ những ví dụ tại Nhật.
Ông Takayuki Tsukamoto – Giám đốc Công ty Knowledge Worker
Công việc phụ nào doanh nghiệp dễ chấp nhận?
Dù tại Việt Nam được tự do làm công việc phụ như thế nào đi nữa thì chắc chắn vẫn có những công việc phụ mà doanh nghiệp muốn và không mong muốn nhân viên làm.
Ví dụ, có một số doanh nghiệp ở Nhật Bản không tuyên bố bãi bỏ quy định cấm làm việc phụ nhưng ngầm cho phép. Và bận tâm duy nhất của họ là “Miễn làm sao không làm những công việc phụ không mang lại lợi ích gì cho công việc chính mà chỉ chuốc thêm mệt mỏi”. Nếu công việc phụ có thể bổ trợ phần nào cho công việc chính thì cũng dễ bỏ quy định cấm hơn, nhưng cũng thật khó để nắm được khoảng cách nào là phù hợp giữa công việc chính và công việc phụ.
Nếu công việc phụ là lĩnh vực gần với công việc chính thì một mặt người lao động có thể vừa tận dụng kiến thức có sẵn để tạo thêm thu nhập phụ, nhưng một mặt khác phía doanh nghiệp sẽ lo ngại việc chính doanh nghiệp bị cạnh tranh, hoặc khách hàng sẽ không thông qua doanh nghiệp mà đặt hàng qua cá nhân. Còn nếu công việc phụ khác lĩnh vực với công việc chính thì sẽ dễ rơi vào vế thứ hai kể trên “chỉ chuốc mệt mỏi cho nhân viên”.
Ngoài trường hợp anh C có công việc chính và công việc phụ đều là thiết kế thì phần lớn mọi người làm 2 công việc ở 2 lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, họ cũng vận dụng những kỹ năng và kiến thức có được từ công việc chính dùng cho công việc phụ và ngược lại. Phỏng vấn cho thấy thực tế có khá nhiều người đang có một cuộc sống với công việc phụ song hành rất lý tưởng bởi có thể mở rộng sự nghiệp thông qua 2 công việc.
Theo ông Tsukamoto, tại Nhật hiện tại cũng có nhiều trường hợp như vậy . Một trong những yếu tố khi quyết định công việc phụ là không chỉ công việc có thể tận dụng các kỹ năng sẵn có mà hơn thế phải là những công việc vừa tận dụng được những ưu điểm vượt trội của bản thân vừa có sự mới mẻ để bản thân có thể tích lũy những kiến thức và kỹ năng mới, và trải mình thử sức.
Một người quen của ông Tsukamoto đã lập ra tổ chức Workshop event nhờ kinh nghiệm từ công việc phụ là làm tình nguyện của mình. Tại workshop event, ông giao lưu với rất nhiều khách và người tham gia, và tận dụng những mối quan hệ đó phục vụ cho kế hoạch kinh doanh chính. Chính công việc phụ đã dẫn dắt để ông khởi nghiệp.
Ngoài ra, cũng có người sử dụng kiến thức nhân sự hiện tại trong các hoạt động quản lý NPO. Ông chỉ ra rằng quản lý con người tại NPO thực sự khó khăn hơn tại các doanh nghiệp, bản thân vừa tận dụng các kỹ năng sẵn có vừa học hỏi để làm sao có thể khai thác nguồn nhân lực.
Những người có khả năng tổ chức công việc chính và công việc phụ như những người Việt Nam tham gia trả lời phỏng vấn lần này sẽ là hình mẫu mô phỏng một nhân viên làm công việc phụ được đòi hỏi tại Nhật Bản trong tương lai. Những doanh nghiệp cân nhắc việc xóa bỏ quy định cấm làm công việc phụ nắm bắt nhân viên muốn học những kỹ năng gì cũng là một trong những cách để quản lý tốt việc làm công việc phụ của nhân viên. Tùy trường hợp, các doanh nghiệp cũng có thể tư vấn cho nhân viên về những nơi làm việc phụ thích hợp như một sự tư vấn về lộ trình nghề nghiệp.
Làm thế nào để khống chế những nguy cơ như rò rỉ thông tin?
Tôi đã suy đoán rằng trong môi trường cho phép làm công việc phụ, nhiều doanh nghiệp sẽ đặt ra những quy định hay lưu ý về việc nhân viên thực hiện công việc phụ như thế nào trong khi làm công việc chính, tuy nhiên hầu hết câu trả lời đều là hoàn toàn không nhận được giải thích gì từ doanh nghiệp về những quy định như vậy. Chỉ có một người trả lời rằng có được nhắc: “Cấm làm việc phụ trong giờ hành chính”, “cấm ở lại văn phòng làm việc phụ kể cả ngoài giờ”, tuy nhiên cũng chỉ là nói miệng.
Một trong những mối bận tâm ở Nhật Bản liên quan đến công việc phụ là nguy cơ rò rỉ thông tin, nhưng thật thú vị khi vấn đề này lại không được đề cập ở Việt Nam. Vấn đề bảo mật thông tin luôn đi kèm trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên dựa theo bản mô tả công việc tại Việt Nam đề cập phía trên, bất kể có hay không làm công việc phụ. Tôi chưa nghe nhiều về vấn đề rò rỉ thông tin do công việc phụ tại Việt Nam.
Ông Tsukamoto nói rằng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xảy ra vấn đề rò rỉ thông tin lớn nào cả. Nhưng theo quan sát thì có vẻ là do phần lớn người làm công việc phụ thương lượng kỹ với doanh nghiệp và làm những công việc có ít nhiều khác biệt với công việc chính.
Ông Tsukamoto nói tiếp.
“Nguy cơ rò rỉ thông tin có khả năng tăng cao đối với công việc cùng lĩnh vực với công việc chính, càng có nhu cầu nhanh chóng hòa nhập và cống hiến cho tổ chức mới thì càng có nguy cơ rò rỉ thông tin.
Tuy nhiên, việc này cũng hàm chứa rủi ro tương tự như việc chuyển việc.
Trên thực tế, tại Nhật Bản, việc chuyển việc đang trở nên sôi động hơn so với việc làm công việc phụ. Nếu lo ngại về rò rỉ thông tin tại những nơi không nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, thì đối sách hợp lý nhất đối với doanh nghiệp là làm rõ các quy tắc trước khi xóa bỏ quy định cấm làm công việc phụ.”
Ông Tsukamoto nhớ lại về những vụ việc điển hình đã xảy ra tại Nhật Bản. Vào cuối những năm 1990, việc các doanh nghiệp lớn cử nhân viên của họ đi học MBA tại trường đại học ở Mỹ trở nên phổ biến, nhưng có nhiều trường hợp khi trở về với tấm bằng MBA đã rời công ty và chuyển việc, có lẽ vì họ không nhận được đãi ngộ khác biệt gì nhiều sau khi trở về nước. Mặt khác, gần đây, nhiều người tự bỏ tiền túi đi học cao học trong nước và có những người đạt bằng cấp, họ giữ bí mật điều đó với công ty. Nói cách khác, những người muốn chủ động và muốn nghiêm túc suy nghĩ về sự nghiệp của họ có xu hướng tìm kiếm cơ hội thử thách từ bên ngoài nhiều hơn.
Càng cố trói chặt những nhân sự tài năng thì e là họ càng vùng vẫy để bứt ra, các doanh nghiệp cần chuyển sang lối tư duy “chia sẻ”, nâng cao sự tự do trong phong cách làm việc bao gồm cả việc cho phép làm công việc phụ thay vì tư duy thâu tóm sở hữu “nhân sự có kỹ năng lẫn chí hướng cao”. Với sự biến động nhân sự ngày càng tăng ngay cả tại Nhật Bản, doanh nghiệp có thể thực hiện đối sách để giải quyết đến đâu thể hiện ngay trong lập trường của doanh nghiệp đối với việc xóa bỏ lệnh cấm làm công việc phụ.
Khái niệm work-life-balance có phù hợp trong xã hội của công việc phụ?
Công việc phụ là công việc hay sở thích? Đối với nhiều người ranh giới đó trở nên rất mơ hồ. Trên thực tế, nhiều người làm công việc phụ tại Việt Nam nói rằng họ không giữ được cân bằng giữa công việc và cuộc sống, và một số người cũng nói rằng chính xác hơn thì cuộc sống của họ là tích hợp công việc và cuộc sống riêng tư. Sẽ là vô nghĩa khi đánh giá cuộc sống đi kèm công việc phụ chỉ đơn giản bằng cách chia thời gian lao động.
Ông Tsukamoto nói rằng tư tưởng work-life-balance đã phát triển thành work-life-integration hay work-in-life, đặc biệt tập trung quanh đối tượng là những người hướng đến một phong cách làm việc mới tại Nhật Bản. Cùng với sự biến đổi của thời đại, những tư tưởng như “làm việc là chịu đựng gian khổ, làm việc là kế mưu sinh” đang dần trở nên lỗi thời.
Bài viết liên quan: 【Làm việc như chơi!】 Tích hợp công việc và cuộc sống work-life-integration.
Ngoài ra, ông Tsukamoto cho biết thêm:
“Có lẽ tư tưởng Life không phải là sinh sống, mà là cách con người làm chủ cuộc đời mình và xây dựng sự nghiệp của mình, giúp con người ta hướng đến công việc một cách tích cực hơn, đang ngày một ăn sâu vào nếp nghĩ con người. Và theo ý nghĩa đó thì công việc phụ không nên chỉ là việc kiếm thêm thu nhập mà sẽ tốt hơn với mỗi cá nhân khi nó là cách để “biến điều mình thích trở thành công việc”, “thử thách bản thân với những cái mình muốn làm thử” v.v..”
Càng nhiều người có quan điểm sống như vậy, thì càng đòi hỏi sự thay đổi trong cơ cấu quản lý lao động tại doanh nghiệp. Trong xã hội của công việc phụ, nơi ranh giới của công việc trở nên mơ hồ, không chỉ khái niệm cân bằng cuộc sống công việc, mà cả việc nhận định tai nạn lao động như lao động trong thời gian dài, tai nạn khi di chuyển làm việc v.v.. cũng trở nên phức tạp và đòi hỏi doanh nghiệp phải có những đối sách mới có tính pháp lý. Theo Nikkei Business và Toyo Keizai ONLINE thì bản mô tả công việc = làm rõ nghiệp vụ cũng sẽ cần thiết tại Nhật Bản.
Mặc dù nó là yếu tố quan trọng đối với việc xóa bỏ quy định cấm làm công việc phụ, nhưng nó sẽ ảnh hưởng lớn đến cách thức vận hành cơ bản của các doanh nghiệp Nhật và điều này sẽ tiếp tục là rào cản lớn đối với việc xoá bỏ quy định cấm của Nhật Bản.
Kết luận
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một cách định tính tại Việt Nam, ít nhất trong cuộc phỏng vấn này, những người làm việc tại Việt Nam không chỉ sử dụng công việc phụ như một cơ hội đơn thuần để kiếm thêm thu nhập phụ mà còn sử dụng nó vào kế hoạch phát triển sự nghiệp bản thân. Công việc phụ giúp mở ra tiềm năng tương lai như thế này chính là điều mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang chờ đợi .
Vẫn tiếp tục tồn tại những rào cản lớn cho đến lúc công việc phụ được chấp nhận tại Nhật Bản cũng như bao gồm cả sự có mặt của những bản mô tả công việc.
Hãy cùng theo dõi những bước ngoặt đối với việc xóa bỏ quy định cấm làm công việc phụ trên trang media này.
Người đóng góp
Kazumasa IkomaPhụ trách nghiên cứu tại Frontier Consulting. Dựa trên kinh nghiệm trong khoảng thời gian đảm nhiệm vai trò quản lý văn phòng tại San Francisco, anh tiến hành nghiên cứu về thiết kế văn phòng, văn hoá doanh nghiệp, phong cách làm việc tại Bờ biển Tây, và giới thiệu về hình thái văn phòng lấy con người làm trung tâm.
Recommended
- Tiêu chuẩn mới của văn phòng lành mạnh, WELL Building Standard là gì? (Phần sau)
- [DESIGN]Tiêu chuẩn mới của văn phòng lành mạnh, WELL Building Standard là gì? (Phần sau)
- Có thể uống rượu trong văn phòng không? Văn hóa khởi nghiệp với những ý kiến trái chiều về vấn đề này
- [CULTURE]Có thể uống rượu trong văn phòng không? Văn hóa khởi nghiệp với những ý kiến trái chiều về vấn đề này
- 【Phỏng vấn Seth Hanley- Phần 1】 Sức ảnh hưởng lớn của một văn phòng nhỏ bé – Tìm hiểu về thiết kế của Design Blitz
- [STYLE]【Phỏng vấn Seth Hanley- Phần 1】 Sức ảnh hưởng lớn của một văn phòng nhỏ bé – Tìm hiểu về thiết kế của Design Blitz
- MIA Design Studio – Không gian văn phòng giữa thiên nhiên
- [DESIGN]MIA Design Studio – Không gian văn phòng giữa thiên nhiên