Worker's Resort

CULTURE

SHARE

6 lợi ích mà việc hòa nhập của cộng đồng LGBTQ mang lại cho doanh nghiệp nhìn từ dữ liệu nghiên cứu

[September 03, 2019] BY Wilmer Balmocena

Gần đây chúng ta thường nghe thấy cụm từ “Diversity & Inclusion”. Đây là cụm từ chỉ việc tập trung nguồn nhân lực đa dạng, mang quốc tịch, màu da, giới tính, nền tảng khác nhau. Cùng với đó, việc “Hòa nhập LGBTQ” cũng được chú ý. Tuy nhiên đó không phải là một khái niệm mới tại các doanh nghiệp Mỹ.

Theo một cuộc điều tra do Gallup tiến hành năm 2017, khoảng 1 triệu người trưởng thành tại Mỹ nhận thức được mình là người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới hoặc giới tính chưa xác định (chưa xác định giới tính hoặc khuynh hướng giới tính của bản thân hoặc không muốn xác định). Số người này không bằng 5% dân số Mỹ nhưng khi xem kết quả điều tra theo từng thành phố thì số người thuộc cộng đồng LGBTQ tại các khu trung tâm công nghệ như San Francisco, Seattle, Atlanta cao gấp 2 ~ 3 lần con số trung bình trên cả nước.

Hiện nay không chỉ dừng lại tại Mỹ, chúng ta có thể thấy xu hướng hình thành văn hóa tôn trọng các cá nhân LGBTQ ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là tại các khu làm việc. Ngoài ra, cùng với việc mở rộng của cộng đồng những người ý thức được bản thân mình thuộc LGBTQ, nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng đang nỗ lực trong việc bồi dưỡng văn hóa Đa dạng và Hòa nhập. Trong Corporate Equality Index (Chỉ số bình đẳng giới trong doanh nghiệp) do Human Rights Campaign (HRC) công bố năm 2008, qua việc đánh giá tính bình đẳng của người sử dụng lao động từ chính sách tổng hợp, phúc lợi của công ty, nỗ lực hàng ngày trong hoạt động kinh doanh, đã có 609 doanh nghiệp nhận được đánh giá 100%. Có 15 trong số 20 doanh nghiệp do Fortune xếp hạng đạt đánh giá 100%.

Bảng xếp hạng chỉ số bình đẳng giới trong doanh nghiệp năm 2018

Tại các khu trung tâm công nghệ như San Francisco, rất nhiều các tập đoàn công nghiệp hay các tổ chức độc lập đang nỗ lực hàng ngày trong việc cải thiện chính sách và cải thiện đãi ngộ cho nhân viên LGBTQ. Các doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon tiêu biểu là Google và Apple đã thành lập nhóm đồng hệ (các đoàn thể hoạt động từ khi chỉ có mười mấy nhân viên đến khi phát triển lên quy mô mấy trăm người). Tổ chức phi lợi nhuận StartOut đã tiến hành hỗ trợ những người khởi nghiệp thuộc LGBTQ, mặt khác, các tổ chức như Lesbians Who Tech, the National Organization of Gay and Lesbian Scientists and Technology Professionals cũng chia sẻ cơ hội về mạng lưới việc làm liên quan đến kinh doanh cho các thành viên thuộc cộng đồng LGBTQ.

Việc hỗ trợ thành lập chương trình bao gồm LGBTQ tại các doanh nghiệp và lan rộng tinh thần đó không chỉ là câu chuyện giữa các doanh nghiệp ở San Francisco hay Thung lũng Silicon mà đã trở thành vấn đề chung. Vậy thì việc hòa nhập này sẽ mang lại gì cho nơi làm việc ? Chính “sự cởi mở” sẽ trở thành chìa khóa cho vấn đề này.

“Come out” và “Cởi mở” sẽ trở thành chìa khóa để hòa nhập

Doanh nghiệp tiếp nhận tính đa dạng của nhân viên xây dựng môi trường đáp ứng sự tin tưởng và giao tiếp và điều đó phần nào cần thiết đối với thành công trong kinh doanh. Stonewall UK đã đưa ra báo cáo rằng nhân viên công khai bản thân thuộc LGBTQ tại nơi làm việc xây dựng được mối quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.

Công ty này đề cập đến một nghiên cứu nội bộ cho thấy sự cởi mở có liên quan đến mức độ tương tác với các nhân viên khác tại nơi làm việc. Bản thân mình vui vẻ hòa nhập hay biết được rằng mình được hậu thuẫn tại nơi làm việc sẽ trở thành chìa khóa để khuyến khích nhân viên. Stonewall UK đã đưa ra báo cáo, trong kết quả nghiên cứu, 92% leader kinh doanh thuộc LGBTQ là đối tượng khảo sát đã trả lời rằng “việc công khai LGBTQ tại nơi làm việc giúp cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp”.

Tại các doanh nghiệp nuôi dưỡng tính cởi mở, các nhân viên LGBTQ đã xây dựng các nhóm nội bộ trong công ty với mục đích hỗ trợ cộng đồng. Một ví dụ trong số đó là nhóm nhân viên LGBTQ của Google mang tên “Gayglers“. Đây là một nhóm nội bộ trong công ty được thành lập để thể hiện sự hỗ trợ cho các nhân viên LGBTQ. Họ tham gia các sự kiện và hội nghị bên ngoài như cuộc diễu hành được tổ chức hàng năm tại các thành phố lớn của Mỹ và tiến hành các hoạt động đó thông qua việc tiếp cận cộng đồng.

Nhân viên Airbnb tham gia diễu hành Pride

Bài viết liên quan: Điều cần thiết cho môi trường làm việc thân thiện đối với LGBT

6 lợi ích của môi trường làm việc thân thiện với LGBTQ

Mối quan hệ không thể tách rời giữa sự hòa nhập LGBTQ và hiệu suất của nhân viên được thể hiện qua sự gắn bó của nhân viên đối với công ty. Tại Gallup, người ta đã đo sự gắn bó của nhân viên và thành tích của doanh nghiệp trong toàn ngành và đã nhận thấy rằng độ gắn kết cao thúc đẩy hiệu suất làm việc cao và tạo ra lợi nhuận. Những doanh nghiệp tiếp nhận nguồn nhân lực LGBTQ một cách cởi mở đã thể hiện quan điểm rõ ràng với toàn bộ nhân viên rằng “tất cả các cá nhân đều được tôn trọng với tiền đề rằng họ có quyền tự do sống đúng với con người họ, và những nỗ lực và đóng góp của họ đều được hoan nghênh.

Việc đạt 100% trong chỉ số bình đẳng của các doanh nghiệp đã chứng minh cam kết đáng tin cậy của chúng tôi rằng chúng tôi đang cố gắng để đáp ứng nhu cầu rộng khắp của nhân viên trên khắp thế giới. Chúng tôi tin rằng việc tạo ra một nơi làm việc trong đó sự hòa nhập, đa dạng được đánh giá cao và được chấp nhận chính là điều sẽ dẫn đến thành công của nhân viên trong cả sự nghiệp và cuộc sống cá nhân – Marilu Marshall, Chief Inclusion & Diversity Officer at The Estee Lauder Companies

Môi trường làm việc thân thiện cho LGBTQ không chỉ là xây dựng môi trường xã hội mà các cá nhân nhận thức bản thân mình thuộc LGBTQ dễ hoạt đồng mà nó còn mang lại lợi ích đối với các doanh nghiệp trang bị nó. Lần này, chúng tôi xin giới thiệu 6 lợi ích lớn trong số đó.

1. Thu hút và tránh làm mất nguồn nhân lực

Nhiều doanh nghiệp toàn cầu hiểu rằng môi trường làm việc thân thiện cho LGBTQ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nhân tài phù hợp nhất. Tâm thế nỗ lực để hòa nhập là một minh chứng mạnh mẽ nhất cho việc các doanh nghiệp tiên tiến và cởi mở.

Trụ sở Starbacks giương cao lá cờ tự hào để chúc mừng tháng Gay Pride

Theo The Intelligence Group, 88% thế hệ Millennials mong muốn sự kết hợp giữa công việc và cuộc sống trong sự nghiệp của họ. Việc hòa nhập của cộng đồng LGBTQ cho thấy thái độ tích cực của các doanh nghiệp đối với việc kết hợp giữa cuộc sống và công việc. Nguồn nhân lực ưu tú đan xen tốt giữa cuộc sống cá nhân và công việc và sống một cuộc sống tốt hơn thì đó là 1 trong những yếu tố thể hiện kỳ vọng đối với doanh nghiệp. Cách suy nghĩ này đặc biệt được áp dụng tại khu vực Vịnh San Francisco, nơi có dân số LGBTQ cao nhất tại Hoa Kỳ. Một công ty thể hiện tỷ lệ nhân viên LGBTQ thực tế ở cả trong nguồn nhân lực của công ty sẽ xây dựng môi trường làm việc thoải mái, không có thành kiến đối với nhân viên là LGBTQ.

Xu hướng này áp dụng cho các công ty tập trung vào việc duy trì nguồn nhân lực. Dù trong lĩnh vực nào thì việc nhân viên bỏ việc cũng là sự tổn thất đối với công ty. Trên thực tế, Level Playing Field Institute đã chỉ ra rằng sự phân biệt đối xử trong LGBTQ là một trong những nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ tự nghỉ việc của nhân viên trong các doanh nghiệp. Tỷ lệ nghỉ việc với nguyên nhân là do sự đối xử không công bằng tại nơi làm việc của nam giới và phụ nữ đồng tính cao gấp 2 lần so với đàn ông da trắng.

Mặt khác, tỷ lệ tự nghỉ việc giảm đi trong môi trường thấm nhuần sự hòa nhập. Việc chủ động quản lý tính đa dạng tại nơi làm việc làm giảm tỷ lệ nghỉ việc của doanh nghiệp và cũng trở thành kim chỉ nam cho thấy nơi làm việc được quản lý cẩn thận.

Điểm tuyệt đối về chỉ số bình đẳng trong doanh nghiệp của HRC đã chứng minh phần lớn cam kết của doanh nghiệp đối với cộng đồng LGBTQ. Điểm tuyệt đối 14 năm liên tiếp là một minh chứng rõ ràng hơn bất cứ điều gì về việc giữ vững cam kết của công ty chúng tôi. Từ thành viên ban quản trị cho đến những nhân viên tuyến đầu, chúng tôi luôn theo đuổi tính đa dạng và công bằng cho tất cả các nhân viên – Corey Anthony, SVP & Chief Diversity Officer at AT&T

2. Tính gắn kết cao

Việc theo đuổi sự hòa nhập sẽ thúc đẩy môi trường làm việc bình đẳng, đa dạng. Ý thức “Culture fit” rằng bản thân mình phù hợp với văn hóa doanh nghiệp như thế nào sẽ chi phối độ thỏa mãn của toàn bộ nhân viên, trên thực tế, TinyPulse cũng đã đề cập đến sự gắn bó của nhân viên trong báo cáo của họ. Theo nghiên cứu của họ, nếu có môi trường làm việc cởi mở và hòa đồng, cá nhân người lao động sẽ cảm thấy quyền sở hữu trong công ty hay trong văn hóa của công ty đó, và theo đó độ thỏa mãn của họ sẽ tăng lên. Khi các thành viên LGBTQ là một phần văn hóa doanh nghiệp thì cảm giác tự hào đối với công ty sẽ hình thành và lan rộng khắp.

Bài viết liên quan: Doanh nghiệp lưu tâm đến LGBT để tăng hiệu suất làm việc

3. Tích cực hợp tác

Việc xây dựng mối quan hệ tốt và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với thành tích của đội. Đặc biệt, với văn hóa Start up ở San Francisco hay Thung lũng Silicon đòi hỏi sự chuyển động nhanh hơn và khả năng thích ứng coi trọng sự kết nối theo chiều ngang chứ không phải là sự ổn định theo chiều dọc về mặt cấu trúc doanh nghiệp. Do đó, chức năng của đội và mức độ thành công trong việc xây dựng đội là yếu tố quan trọng quyết định thành tích kinh doanh trong doanh nghiệp đó.

Người ta thường cho rằng nếu nhóm được xây dựng từ các thành viên có kỹ năng và nền tảng khác nhau thì sẽ làm tăng tính sáng tạo và hiệu suất. Kết quả nghiên cứu cũng tán thành điều đó, báo cáo của Deloitte University cũng chỉ ra rằng tính đa dạng và hòa nhập góp phần làm cho việc hợp tác trở nên tích cực hơn. Văn hóa nuôi dưỡng tính đa dạng giúp các thành viên trong nhóm có tâm trạng tốt hơn, tích cực giao lưu, trao đổi và cống hiến.

CEO của Facebook, Mark Zuckerberg tham gia cuộc diễu hành Gay Pride của San Francisco

4. Tăng động lực

Theo như Open for Business giới thiệu về ví dụ hòa nhập LGBTQ trong môi trường kinh tế, kinh doanh, việc tăng hiệu suất lao động là lí do chính mà các doanh nghiệp tuyển dụng LGBTQ. Khi các nhân viên cảm thấy được đối xử công bằng sẽ làm tăng động lực, trái lại nếu cảm thấy bản thân không được đón nhận tại nơi làm việc thì động lực sẽ giảm đi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng “tính liên kết” cũng là chìa khóa thúc đẩy động lực. Điểm mấu chốt là những người cảm thấy được đồng nghiệp đón nhận hoặc thấu hiểu có xu hướng có nhiều động lực hơn trong công việc.

Các yếu tố này phù hợp với tất cả các nhân viên do đó văn hóa hòa nhập sẽ tạo nên một team có động lực cao. Trong bối cảnh cộng đồng LGBTQ giảm động lực thì những yếu tố này cũng giải thích xu hướng mà các yếu tố này gây ảnh hưởng. Doanh nghiệp nắm bắt sự thật này và đưa ra chính sách hòa nhập, hạn chế tối đa nguy cơ hình thành môi trường làm việc có ít động lực.

5. Tăng năng lực giải quyết vấn đề

Trong nghiên cứu của Deloitte University chỉ ra rằng các công ty tiếp nhận LGBTQ cũng đang nuôi dưỡng văn hóa khuyến khích giao tiếp. Hòa nhập là một yếu tố quan trọng để các nhân viên tự do đưa ra ý kiến khi đối diện với một vấn đề nào đó và tạo ra được một môi trường mà mọi người cố gắng để giải quyết vấn đề.

Các thành viên LGBTQ có tiềm năng đưa ra các giải pháp sáng tạo không giới hạn trong các khuôn khổ hiện có. Theo cuộc điều tra Gay people and productivity do Stonewall UK tiến hành, việc người lao động phải che giấu giới tính hay xu hướng tình dục tại nơi làm việc làm giảm tính sáng tạo và đổi mới của họ. Trái lại, khi họ công khai và cởi mở hơn sẽ giúp họ nâng cao tự tin để chia sẻ ý tưởng.

Google thể hiện sự ủng hộ đối với LGBTQ trong tháng Pride

6. Tăng sự đổi mới

Đổi mới là yếu tố không thể thiếu đối với doanh nghiệp và phải duy trì nó để có được lợi thế khi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp tại San Francisco ý thức mạnh mẽ được điều này và đặc biệt chú ý đến chính sách đa dạng và hòa nhập để nuôi dưỡng văn hóa đổi mới này.

Theo như nghiên cứu của Deloitte University, 83% nhân viên cảm thấy công ty của mình đang theo đuổi tính đa dạng thường nghĩ rằng công ty đó có thể tạo ra các giải pháp sáng tạo. Đây là một đặc trưng được thể hiện rõ ở khu vùng vịnh nơi là khu trung tâm của sự đổi mới và nỗ lực thực hiện nó hàng ngày.

Ngoài ra, trong nghiên cứu tại Economic Motives for Adopting LGBT-Related Workplace Policies của Williams Institute, có nhiều doanh nghiệp thuộc Top 50 trong Fortune 500 đã tự tin trả lời rằng “Công ty chúng tôi có thể phát huy năng lực làm việc với đặc trưng đa dạng về chủng loại và kinh nghiệm để đưa ra được những ý tưởng tốt hơn”. Chính sách hòa nhập thúc đẩy tính đa dạng của nguồn nhân lực, tạo ra được những ý tưởng mới và năng lực phán đoán tốt hơn.

Trong chính sách hòa nhập của doanh nghiệp có nêu rõ nhóm có tính đa dạng phát huy năng lực thông qua cách nhìn mới tốt hơn các nhóm tương tự thiếu tính đa dạng. Trong bối cảnh đó, việc xử lý thông tin sâu hơn được thực hiện bằng cách thu hút các cá nhân có nền tảng và mindset đa dạng, phong phú, khác biệt. Không khó để tưởng tượng làm thế nào các ý tưởng đã được thu thập từ nhiều quan điểm cuối cùng sẽ trở thành một đầu ra không thể lay chuyển của một nhóm.

Khuyết điểm của “môi trường đồng nhất” thiếu tính đa dạng

Có một vấn đề xảy ra là tại những nơi làm việc không có chính sách đa dạng và cởi mở, rất nhiều nhân viên phải che giấu một phần quan trọng là giới tính hay xu hướng tính dục của bản thân. Trong cộng đồng LGBTQ, hiện tượng này được gọi là “Covering”. Theo nghiên cứu The Cost of the Closet and the Rewards of Inclusion của HRC, cố tình che giấu đặc tính cá nhân có thể bị người khác chỉ trích sẽ làm nảy sinh nhiều mệt mỏi và áp lực.

Khi điều này trở nên tồi tệ hơn, sự chú ý của họ vào công việc cuối cùng sẽ bị phân tâm, năng lượng sẽ bị lãng phí vì lo ngại về danh tính của họ bị lộ, và cuối cùng sẽ dẫn đến giảm động lực và năng suất. Nghiên cứu này cũng chứng minh ảnh hưởng xấu của nó đối với tính gắn bó của nhân viên, 20% nhân viên LGBTQ mất nhiều thời gian, công sức và mệt mỏi để che giấu bản chất thực sự của mình, 30% trả lời rằng họ không thể tập trung cho công việc trong môi trường làm việc tiêu cực như vậy.

Thực trạng Covering và chi phí cho nó qua The Cost of the Closet and the Rewards of Inclusion

Nhìn vào giá trị thực tế của sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc, the American Civil Liberties Union (ACLU) đã đưa ra báo cáo rằng việc phân biệt đối xử đối với LGBTQ đã làm nền kinh tế Mỹ tổn thất khoảng 140 triệu USD mỗi năm. Giá trị tính toán này có cân nhắc đến cả những ảnh hưởng của môi trường làm việc tiêu cực dẫn tới giảm năng suất lao động của nhân viên Gay và Lesbian.

Ví dụ của Apple

Apple nổi tiếng là doanh nghiệp lớn tại thung lũng Silicon và là doanh nghiệp đổi mới trên thế giới, được đánh giá tôn trọng sự hòa nhập trong nhiều năm và nhận được đánh giá 100% liên tục trong 15 năm về Corporate Equality Index của HRC. Chủ trương của công ty này không chỉ giới hạn ở LGBTQ mà bao gồm tất cả các nhóm thiểu số như được quy định trong Inclusion & Diversity của công ty. Với lập trường và sự thấu hiểu sâu sắc đối với sự hòa nhập của họ, Apple cũng có niềm tin rằng “Hòa nhập sẽ truyền cảm hứng cho sự đổi mới” (Inclusion Inspires Innovation).

Nhân viên Apple tại buổi diễu hành Pride tại San Francisco

Năm 2014, Tim Cook – CEO của Apple đã công khai mình là gay. Điều đó như một thông điệp mạnh mẽ không chỉ đối với những người làm kinh doanh khác mà còn cả với toàn thể cộng đồng LGBTQ. Theo ghi chép của Harvard Business Review, Tim Cook đã cởi mở với mọi người xung quanh mình và các đồng nghiệp tại Apple nhưng chưa thật sự comeout với thế giới. Ông đã công khai rằng “Với tư cách là một người kinh doanh, tôi thấy không cần thiết phải covering để thành công”. Nó như một tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ những doanh nghiệp đang nỗ lực trong việc hòa nhập.

Hồi kết

Ngoài những lợi ích được nêu trong bài viết này, việc mang lại môi trường hòa nhập tại nơi làm việc mang lại rất nhiều lợi ích khác. Cho đến nay, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm chứng minh lợi ích của nó và các doanh nghiệp hiện nay không thể làm ngơ những kết quả nghiên cứu đó.

Bằng việc xây dựng văn hóa mang tính đa dạng và cởi mở, tất cả mọi nhân viên sẽ có thể phát huy được năng lực cao hơn. Khi môi trường đó trở thành tiêu chuẩn xã hội, sẽ hình thành nền móng thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên đối với công ty, năng lực hợp tác, động lực và năng lực giải quyết vấn đề, đồng thời cũng tạo ra ảnh hưởng đối với toàn bộ nơi làm việc.

Thành tích của cá nhân và nhóm chắc chắn sẽ tăng lên khi làm mất đi ảnh hưởng xấu của Covering và việc không chấp nhận. Khi toàn bộ nhân viên được sống với chính bản thân mình và văn hóa doanh nghiệp tạo điều kiện để có thể theo đuổi bất cứ hạnh phúc nào thì chắc chắn sẽ mang lại kết quả kinh doanh cao. Chắc hẳn điều này sẽ mang lại sự đổi mới mà nhiều công ty hiện nay đang tìm kiếm.

Người đóng góp

Wilmer BalmocenaWilmer Balmocena sống tại khu vực Vịnh San Francisco hơn 15 năm và có hiểu biết sâu rộng về điều hành kinh doanh và quản lý văn phòng, điều này giúp anh có góc nhìn mới mẻ về nhiều đề tài đa dạng. Với vai trò trưởng phòng điều hành tại btrax, một văn phòng thiết kế giàu kinh nghiệm tại San Francisco, anh đam mê tìm hiểu về những điều là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tạo động lực cho cá nhân đạt thành công và trở nên vượt trội.