Worker's Resort

CULTURE

SHARE

Doanh nghiệp “khuyến khích ngủ trưa” đang tăng lên. Tìm hiểu về thực trạng tại một số doanh nghiệp điển hình tại Mỹ

[January 21, 2019] BY Kazumasa Ikoma

Theo bạn thì ngủ trưa hoặc chợp mắt tại văn phòng trong khoảng bao lâu thì đủ. Rất nhiều những hiệu quả của giấc ngủ trưa đã được các nhà nghiên cứu đưa ra tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp mà tại đó nhân viên không được phép ngủ trưa hoặc chưa thật sự thoải mái để có những giấc ngủ trưa trong văn phòng.

Hiện tại, những doanh nghiệp nào khuyến khích nhân viên ngủ trưa? Và những công cụ hay dịch vụ như thế nào được sử dụng tại đó. Trong bối cảnh cải cách phong cách làm việc tại Nhật Bản, giấc ngủ tạm thời có thể trở thành một thói quen mới, bài viết này sẽ tổng hợp các thông tin liên quan đến tình trạng ngủ trưa trong văn phòng các doanh nghiệp tại Mỹ – nơi có phong cách làm việc tự do.

Vấn đề về giấc ngủ vẫn tồn tại suốt 20 năm kể từ khi khái niệm “chợp mắt” (Power nap) ra đời.

Nhắc đến ngủ trưa tại văn phòng, chắc hẳn bạn sẽ liên tưởng ngay đến “chợp mắt’. Đây là khái niệm được giáo sư nhà tâm lý xã hội trường đại học Cornell, James Maas khởi sướng lần đầu trong bài báo “Power Sleep” năm 1998 chỉ giấc ngủ nông buổi trưa vào đầu giờ chiều kéo dài từ 10 phút đến 30 phút để giải tỏa mệt mỏi do lao động nhằm lấy lại khả năng tập trung, tăng cường nhận thức. Tuy nhiên, 20 năm kể từ ngày khái niệm này ra đời, vấn đế thiếu ngủ của người Mỹ vẫn chưa có hồi kết.

Ví dụ, theo thống kê của Sleep.org do Tổ chức giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ, 29% nhân viên đều từng rơi vào tình trạng lên cơn buồn ngủ tại văn phòng và việc thiếu ngủ làm ảnh hưởng đến năng suất lao động tại các doanh nghiệp Mỹ và gây thiệt hại 63B đô la Mỹ. Cũng trong báo cáo kết quả khảo sát năm 2018 của tổ chức này, chỉ có 46% người được hỏi trả lời vẫn có thể tiến hành công việc hiệu quả kể cả trong tình trạng thiếu ngủ, con số này chỉ ra chất lượng giấc ngủ là nguyên nhân gây ảnh hưởng năng suất của các hoạt động trong ngày như biểu đồ thống kê bên dưới.

Dựa theo Bảng chỉ số chất lượng giấc ngủ do Tổ chức giấc ngủ quốc gia, 89% người có chỉ số chất lượng giấc ngủ cao (Excellent) có thể tiến hành công việc một cách hiệu quả. Mặt khác, chỉ 46% người có chỉ số chất lượng giấc ngủ thấp (Poor) trả lời có thể tiến hành công việc một cách hiệu quả. Nó cho thấy nhiều người không thể phát huy hiệu quả công việc khi không có được giấc ngủ đầy đủ.

Đi sâu hơn một chút, mấy chục năm trở lại đây thời gian ngủ của người Mỹ đang giảm đi. Theo khảo sát bởi Gallup, thời gian ngủ trung bình của người Mỹ năm 2013 là 6.8 giờ. Trong khi kết quả khảo sát cũng bởi tổ chức này vào năm 1942 là 7.9 giờ, đồng nghĩa đã giảm đi hơn một giờ, và thời lượng này chưa đạt thời lượng ngủ tiêu chuẩn trong khoảng 7~9 giờ. Theo nhà khoa học thần kinh tác giả của “Why We Sleep: The New Science of Sleep and Dreams”,  một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giảm thiểu thời lượng giấc ngủ đang lan rộng không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới là do thời gian làm việc và di chuyển làm việc dài hay việc sử dụng smartphone v.v

Dẫu đã nhắc đến tầm quan trọng của giấc ngủ nhưng xu hướng cho thấy thời gian ngủ buổi tối giảm thiểu và cũng không thể bù lại bằng giấc ngủ trưa. Hiện tại ở Mỹ, người ta đang tập trung xây dựng nhận thức về tầm quan trọng của giấc ngủ trưa trong việc nâng cao năng suất và sức khỏe của nhân viên”. Có nhiều điều mà Nhật Bản – nơi thời lượng ngủ ít hơn Mỹ, cũng như chưa quen với văn hóa ngủ trưa – có thể tham khảo được.

Định kiến “Ngủ = làm biếng” đã thay đổi?

Một trở ngại khi tiến hành thay đổi suy nghĩ đối với việc ngủ của người đi làm đó là việc một phần trong số những người thành công đều có một điểm chung là “làm việc quên ngủ” . Ví dụ, người đồng sáng lập Southwest Airlines, Herb Kelleher và nhà thiết kế kiêm giám đốc làm phim Tom Ford chỉ ngủ từ 3~4 giờ. CEO Yahoo Maissa Mayer cũng chỉ ngủ 4 tiếng, bà là nhân viên thời kỳ đầu tiên của Google và thời đó làm việc một tuần 130 giờ và ngoài thời gian ngủ thì chỉ có làm việc trở thành giai thoại. Và như thế khi “ngủ trưa tại văn phòng là điều không thể xảy ra”, “ngủ trưa = làm biếng” vẫn còn ăn sâu bám rễ vào ý thức thì việc làm thế nào để truyền đạt được tầm quan trọng của giấc ngủ trưa trở thành chìa khóa.

Trong bối cảnh đó, CEO Huffington Post bà Arianna Huffington là người đã tích cực đề cao tầm quan trọng của giấc ngủ trưa. Bà cũng từng ngủ với thời gian tương đương những nhân vật nhắc đến phía trên, nhưng năm 2007 bà đã bị bất tỉnh do làm việc quá sức dẫn đến thiếu ngủ và phải nhập viện. Và từ đó, cùng với việc tiếp tục tuyên truyền về tầm quan trọng của giấc ngủ, công ty bà đi tiên phòng trong việc đưa vào sử dụng chiếc ghế chuyên dụng để ngủ gọi là “EnergyPod” bên dưới. Và năm 2016, Thrive Global được thành lập tại New York chuyên đề xuất cách làm việc và môi trường làm việc giúp cải thiện sức khỏe.Bà Huffington rất chuộng chiếc ghế ngủ (Nap pot) này (Bên trái). Căn phòng trong công ty Thrive Global được trang bị giường thương hiệu Hy Lạp Coco-Mat tạo thành một căn phòng để ngủ (Nap room) (Bên phải).

8 doanh nghiệp đầu tư cho việc ngủ

Ngoài Huffington, số lượng doanh nghiệp đưa vào không gian cũng như công cụ phục vụ cho việc ngủ để tạo nên “văn phòng dành cho nhân viên” đang bắt đầu tăng dần. Theo Inc., thời điểm tháng 9/2015 khoảng 6% nhà tuyển dụng có phòng ngủ trong doanh nghiệp mình, con số này cho thấy sự tăng trường rõ rệt so với 1% thời điểm năm 2008. Chúng tôi sẽ giới thiệu qua về 6 doanh nghiệp đầu tư vào giấc ngủ trưa trong văn phòng.

Nike

Trụ sở của Nike tại Portland bang Oregon có trang bị phòng để nhân viên có thể ngủ hoặc ngồi thiền. Đây cũng là một trong số những công ty cho phép thời gian làm việc linh động phù hợp với “chronotype” – đặc điểm sinh học quyết định thời điểm cơ thể đạt đỉnh cao về cả thể chất lẫn tinh thần là buổi sáng hay buổi tối. Walker cho rằng “Trong khi những người có điểm rơi phong độ vào buổi sáng thường đến văn phòng sớm và nhận được sự đánh giá cao thì những người có điểm rơi phong độ vào buổi tối thường đến công ty muộn và cũng ở lại công ty muộn sẽ ở vào thế bất lợi”. Nhưng đó không phải là lỗi của họ, mà đó là đặc tính gen và Nike là một ví dụ cho thấy doanh nghiệp bắt đầu nhìn nhận về vấn đề này.

Uber

Hãng xe chia sẻ nổi tiếng Uber có phòng ngủ tại trụ sở ở San Francisco (Phòng ngủ trưa). Đây là thiết kế gốc của nhà thiết kế công ty thiết kế nội thất Studio O + A, Denise Cherry. Bà đã nói rằng “Uber vốn nổi tiếng với việc chiến đấu với những quy tắc, bài toán đặt ra là làm sao có thể tạo ra không gian tối đa hiệu suất, hay chính là không gian để ai cũng có thể làm việc được mà không cần phải rời khỏi văn phòng. Và nó bao gồm cả “nap room” trong không gian như phòng sinh hoạt chung, bếp, không gian tập trung.”

Google

Tại trụ sở của Google ở Mountain view bang California mà chúng tôi đã đề cập rất nhiều lần trên trang báo này, một trong những chế độ phúc lợi dành cho nhân viên là bố trí “EnergyPod” tương tự như Huffington Post và có cả bar café với nhân viên pha chế, bữa sáng hay phòng tắm hoa sen. Phó giám đốc bất động sản của công ty David Radcliffe nói rằng “Nơi làm việc sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi Nap Pod”.

Zappos

CEO của Zappos là Tony Hsieh – start up nổi tiếng với mô hình tổ chức phẳng không có quan hệ cấp trên cấp dưới (Holacracy) – cũng chính là người khuyến khích về giấc ngủ trưa tại văn phòng.

Ngoài EnergyPod, Zappos còn bố trí cả phòng ngủ

Capital One Labs

Capital One Labs không chỉ là một ngân hàng lớn mà còn sở hữu văn phòng tân tiên nhất,  cơ sở thí nghiệm của Capital One từng được Inc. bình chọn là văn phòng làm việc phong cách nhất thế giới năm 2014. Ở đây có không gian để nhân viên có thể có những giấc ngủ tạm thời (không gian có gắn chiếc thang trong ảnh bên dưới). Cũng giống như Uber, đây là thiết kế của Studio O + A.

Ben & Jerry’s

Ben&Jerry – công ty kem có chi nhánh ở Burlington bang Vermont – cũng là một trong những doanh nghiệp ủng hộ việc đưa giấc ngủ trưa vào văn phòng từ những ngày đầu. Và hơn 10 năm nay, công ty đã trang bị nap room cho nhân viên của mình. Jane Goetschius giữ vị trí giám đốc bộ phận HR trong công ty nói “Nap Room là một trong những phương pháp đem đến giá trị cho nhân viên bên cạnh những chế độ phúc lợi khác như phòng yoga, phòng tập gym trong văn phòng.

Ngoài ra, Cisco, PwC, NASA hay hải quân Hoa Kỳ cũng đang triển khai giấc ngủ trưa dựa trên nhưng cơ sở khoa học. Tất nhiên, ngoài những những doanh nghiệp kể trên đây cũng có nhiều nơi khác nữa trang bị phòng ngủ trưa bằng cách bố trí giường hay võng một cách đơn giản trong những căn phòng nhỏ.

Công cụ hay dịch vụ hỗ trợ cho giấc ngủ

Ngoài việc trang bị phòng và giường thì còn có công cụ và dịch vụ gì hỗ trợ cho giấc ngủ trưa. Chúng ta quen với hình ảnh những chiếc gối và đệm để ngủ tạm trên bàn, nhưng trong thực tế còn rất nhiều những sản phẩm và dịch vụ chưa được khai thác một cách triệt để. Chúng tôi sẽ thử liệt kê một số thứ mà doanh nghiệp và nhân viên có thể tận dụng được.

“EnergyPod” của công ty MetroNaps

EnergyPod của MetroNaps mà chúng tôi đã nhắc đến rất nhiều lần trong bài viết này. “Đây là chiếc ghế đầu tiên trên thế giới được tạo ra phục vụ riêng cho những giấc ngủ tạm tại nơi làm việc”, không phải giấc ngủ dài mà chỉ là chợp mắt trong 15 phút đến tối đa là 30 phút.

Theo Christopher Lindholst – người sáng lập cũng như CEO của công ty – nhìn những nhân viên bị cơn buồn ngủ bủa vây, tôi nhận thấy rằng hoàn toàn vẫn chưa có biện pháp gì để giải quyết sự mệt mỏi tại nơi làm việc. Sản phẩm thỏa mãn 4 tiêu chí:  “Kích thước nhỏ nhất có thể”, “dễ dàng đặt để ở mọi nơi , “dễ dàng bảo trì” và “thoải mái dễ chịu để nghỉ ngơi”.

“Khi đưa sản phẩm này vào thị trường, chúng tôi gặp phải nhiều ánh mắt ngạc nhiên của các doanh nghiệp nhưng ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng sản phẩm chứng tỏ ý thức đối với giấc ngủ trưa trong doanh nghiệp đã và đang dần thay đổi” – Lindholst nói. Những doanh nghiệp đã sử dụng sản phẩm này ngoài  Google, Zappos, Huffington Post đã kể trên thì còn có các cơ sở đào tạo như Đại học kỹ thuật Virginia, Đại học Florida, Đại học Miami..

“Từ danh sách các trường đại học nêu trên có thể thấy giấc ngủ trưa được tiếp nhận bởi thế hệ trẻ như thế hệ Milllenial, mức độ tiếp nhận chịu ảnh hưởng lớn từ sự khác nhau về thế giới quan giữa các thế hệ” – Lindholst nói. Họ là những người có suy nghĩ linh hoạt về phương thức cũng như thái độ chịu trách nhiệm của bản thân mình, nên họ cũng có khuynh hướng dễ tiếp nhận “các thiết bị hỗ trợ giấc ngủ tạm tại văn phòng” – thứ liên hệ đến việc nâng cao chất lượng làm việc – hơn so với những nhân viên ở lớp thế hệ trước đó cũng là những người ở vị trí cấp trên. Theo Lindholst, “Các doanh nghiệp không còn tranh luận về việc có hay không áp dụng chế độ ngủ trưa và đang ở đang ở giai đoạn tranh luận về việc có dự trù ngân sách dành cho không gian để phục vụ cho giấc ngủ trưa hay không”.

 “NapQ” của Framery

NapQ do Framery cung cấp là sự kết hợp giữa không gian ngủ trưa và Huddle room, hay có thể coi là phiên bản thu nhỏ của không gian làm việc hiện đại. Khối hộp được gọi là Framery Q, chiều dọc 222 cm, chiều ngang 220 cm, chiều sâu 120 cm, là không gian làm việc hình con nhộng có thể chứa tối đa 4 người. NapQ sử dụng sofa làm giường ngủ đơn giản. Cũng chính sản phẩm này được trưng bày tại NeoCon – hội trợ nội thất toàn cầu diễn ra vào tháng 7/2018 và trở thành chủ đề bàn luận lớn.

Sleepbox

Là “không gian ngủ trưa mô hình máy bán hàng tự động” do start up bang Massachusetts phát triển có thể đưa vào bất kỳ chỗ nào như văn phòng, sân bay, hay những cơ sở công cộng khác. Không gian gần 4,2m2 này có thể trở thành không gian thiền, không gian vắt sữa bên cạnh không gian ngủ đơn thuần. Start up này cũng tham gia vào MassChallenge – cuộc thi tăng tốc khởi nghiệp nổi tiếng tại Boston, là start up có triển vọng  phát triển và được kỳ vọng sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn đến xã hội.

Nappify

Bên cạnh đó, start up Nappify khởi nghiệp tại Orange County bang California đã sử dụng xe kéo 5 m để triển khai dịch vụ ngủ tạm tại gọi là “nap station di động’. Trong xe kéo có 4 khoang ngủ, và mỗi khoang có giường đôi và bàn gấp. Phòng được cách âm, và có cửa sổ thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Triển khai chiến dịch khuyến khích việc ngủ trưa, năm 2016 những chiếc xe kéo di chuyển quanh trung tâm các campus của các trường đại học, thúc đẩy học sinh sinh viên tích cực sử dụng.

Nap York

Tiếp theo là Nap York ở Manhattan – NewYork với sản phẩm “khách sạn con nhộng để ngủ tạm”. Tại cơ sở vận hành 24/24 vừa thành lập vào tháng 2 năm nay, người ra có thể sử dụng để chợp mắt trong 30 phút hoặc những khách lữ hành có thể nghỉ ngơi trong vài tiếng. Giá thuê tăng dần so với thời điểm ban đầu nhưng hiện tại người sử dụng có thể ngủ chợp mắt với chi phí khoảng 15 đô la trong 30 phút. Cũng có cả mức chi phí theo tháng, 250 đô la cho gói Gold premium cho phép sử dụng 5 lần 1 tuần và tối đa là 90 phút. Thời điểm tháng 11/2018 hiện tại, dịch vụ tạm thời không sử dụng được do công tác cải tạo tòa nhà nhưng họ đang trong giai đoạn chuẩn bị để hoạt động một cách chính thức.

Như hình ảnh bên dưới, không gian hoàn toàn dành cho một người sử dụng. Ngoài không gian để ngủ tạm còn có phòng tắm hoa sen, dịch vụ massage, khách còn có thể sử dụng võng ở trên tầng thượng.

Pop&Rest cũng triển khai dịch vụ tương tự tại NewYork. Giường đơn, vòi tắm hoa sen, nước ép hoa quả, café hay bữa ăn nhẹ được chuẩn bị sẵn và khách hàng có thể sử dụng trong khoảng 30 phút đến 2 tiếng. Năm ngoái 2017, sự xuất hiện của 4 phòng ngủ tạm kiểu Pop-up Store (cửa hàng bán lẻ “mọc lên” chớp nhoáng và biến mất sau một khoảng thời gian ngắn) trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi và đến năm nay thì nó bắt đầu được đưa vào triển khai chính thức. Dù ở trung tâm Luân Đôn mới chỉ có một địa điểm nhưng dự định sau này sẽ nhân rộng nhiều địa điểm.

Recharj

Tại Wasington D.C, “Medition & Napping studio” dành cho người lao động làm việc bận rộn rất được ưa chuộng. Việc Recharj (cung cấp dịch vụ từ năm 2016) tham gia chương trình TV (Shark Tank) – nơi dành cho những nhà khởi nghiệp đến để trình bày về business của mình trước những nhà đầu tư nổi tiếng – cũng trở thành tâm điểm bàn tán. Có rất nhiều khu vực để lựa chọn như chỉ ngủ trưa, chỉ ngồi thiền, hay kết hợp cả hai, với giá cho mỗi lần sử dụng là từ 9 đô la trở lên. recharj meditation and napping

Cũng có những nơi cho thuê không gian để ngủ tạm như spa tại Los Angeles Spa Le La với mức giá 40 đô la cho 25 phút. Ngoài ra tại Nhật tháng 3/2017, Nescafe bắt tay với hãng giường Pháp, kết hợp với ngày ngủ thế giới, cho ra đời quán café ngủ trang bị giường nằm cho phép ngủ trong thời gian giới hạn. Tháng 9/2017, Nestle đã hợp tác với Hiệp hội công nghiệp giường Nhật Bản và mở quán café cho phép ngủ trong thời gian giới hạn tương tự tại Ginza. Chợp mắt buổi trưa tối đa 30 phút đem lại hiệu quả phục hồi kết hợp với cafein trong café có tác dụng đến não bộ sau 30 phút sử dụng, những không gian để có thể có được những “giấc ngủ cafein” đang bắt đầu tăng trong thành phố.

Thêm nữa, đây là sản phẩm bao gồm cả thiền định và ánh sáng sinh học có liên hệ đến đồng hồ sinh học của cơ thể để nâng cao chất lượng giấc ngủ. Có thể dịch vụ ngày một nhiều nhưng phương pháp và công cụ hỗ trợ giấc ngủ trưa thì mới chỉ bắt đầu. Một kênh thông tin còn chia sẻ rằng “Cuối cùng thì người ta cũng đã có thể chiu ra khỏi gầm bàn”. Những sản phẩm và dịch vụ như thế này sẽ tăng dần về số lượng và chắc hẳn những doanh nghiệp khuyến khích hoặc hỗ trợ cho giấc ngủ trưa cũng sẽ tăng dần.

Cuối cùng: Khi đưa chế độ ngủ trưa vào doanh nghiệp

Bài toán đưa ra sau những phân tích trên đây là liệu có thể đưa chế độ ngủ trưa vào chính doanh nghiệp mình hay không. Walker đã nói rằng nó đòi hỏi trước hết là sự thay đổi mang tính xã hội, tổ chức, cấu trúc.

Ngủ trưa vẫn còn tồn tại vấn đề về mặt hình ảnh. Hiểu rõ về những campus khuyến khích giấc ngủ trưa như đã ví dụ trên đây và lý giải những căn cứ mang tính khoa học nêu trên là điều cần thiết. Ngoài ra, cũng cần có một cơ cấu hỗ trợ cho giấc ngủ trưa mang tính xã hội giống như tại Pháp năm nay “Right to Direct” ra đời trao cho người lao động quyền có thể tách khỏi nghiệp vụ liên quan đến công việc bao gồm việc xử lý email ngoài giờ làm việc. Cần có những hình ảnh mới và tích cực về giấc ngủ: “Giấc ngủ trưa nâng cao năng suất lao động”, “thứ quan trọng để duy trì sức khỏe”.

Khi đưa vào, cũng cần phải để ý đến bài toán hiệu quả trên chi phí của chế độ ngủ trưa. Theo COO của NuCalm là Christopher Gross, cần quan tâm đến năng suất và sự thể hiện của nhân viên, mối quan hệ giữa những nhân viên, tỉ lệ ổn định hay tỉ lệ tuyển dụng nhân sự. Những con số này tuy khó đo được mối quan hệ trực tiếp với mỗi phòng ngủ trưa nhưng nhìn một cách bao quát nó có ích để nâng cao điểm cốt yếu của doanh nghiệp.

Chế độ ngủ trưa có tác dụng đối với đối tượng nhân viên nào cũng là một trong những tài liệu để cân nhắc. Giấc ngủ trưa phát huy tác dụng đặc biệt đối với những nhân viên sau.

  • Nhân viên khó ngủ buổi đêm
  • Nhân viên mới chuyển sang bộ phận mới, chức vụ mới và muốn ổn định nhịp sống
  • Nhân viên đi công tác nhiều giữa những khu vực có múi giờ khác nhau
  • Nhân viên phải di chuyển đi làm xa trong tình trạng giao thông tắc nghẽn
  • Nhân viên mới trở thành bố mẹ
  • Nhân viên trong quá trình điều trị bệnh và sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ.

Có lẽ vẫn còn nhiều vấn đề phải cân nhắc khi quyết định đưa giấc ngủ trưa vào doanh nghiệp tuy nhiên nếu giải quyết từng vấn đề một thì sẽ có thể tiến gần đến cách làm việc mới “nạp năng lượng bằng giấc ngủ trưa”. Chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát xem vấn đề giấc ngủ sẽ được xử lý ra sao đối với phong cách làm việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

 

 

Người đóng góp

Kazumasa IkomaPhụ trách nghiên cứu tại Frontier Consulting. Dựa trên kinh nghiệm trong khoảng thời gian đảm nhiệm vai trò quản lý văn phòng tại San Francisco, anh tiến hành nghiên cứu về thiết kế văn phòng, văn hoá doanh nghiệp, phong cách làm việc tại Bờ biển Tây, và giới thiệu về hình thái văn phòng lấy con người làm trung tâm.