Worker's Resort

CULTURE

SHARE

Khởi nghiệp là phải làm thêm ngoài giờ liên tục? – Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tại khu vực vịnh San Francisco

[September 22, 2017] BY Kazumasa Ikoma

Sự có mặt của công nghệ mới một mặt làm tăng hiệu suất công việc, nhưng mặt khác cũng lại dễ tạo ra áp lực và căng thẳng cho nhân viên. Tại khu vực vịnh San Francisco nơi công nghệ đi sâu vào cuộc sống, thì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ như thế nào?

Trong bài viết này, khi chúng tôi thử khai thác từ góc nhìn của những nhà khởi nghiệp, người làm kinh doanh và từ góc nhìn của nhân viên xoay quanh sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, chúng tôi đã nhìn thấy thấp thoáng chìa khóa cho một cuộc sống phong phú chính là “dành cho mình những khoảng thời gian tách biệt khỏi công nghệ”.

Bài viết liên quan: Văn phòng tương lai khi tiến hành “cải cách phong cách làm việc”

Sự đồng nhất hóa công việc và cuộc sống vẫn đang diễn ra

Tại nhiều nơi làm việc mà tâm điểm là Bờ biển Tây, người ta cho phép hình thức làm việc từ xa và thời gian làm việc lưu động. Nhưng mặt trái của nó là khó tách bạch được giữa công việc và cuộc sống. Lối suy nghĩ dung hòa giữa công việc với cuộc sống cụ thể là “không cần sắp xếp công việc với riêng tư theo thứ tự ưu tiên nào cả, mà cần làm phong phú cả hai” cũng là suy nghĩ chung của nhân viên trong thời đại công nghệ đi sâu vào đời sống.

Jeff Bezos – CEO của Amazon, người mà tháng 7 vừa rồi đã tạm vượt lên trên Bill Gates về tổng giá trị tài sản – cũng đã có những chia sẻ về sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống. Trong bài báo của Forbes trước đó, ông đã dùng từ “Work life Harmony”, và nói rằng “Nếu ở đây chỉ toàn là những nhân viên đáng thương suốt ngày chăm chăm đến lúc xong việc thì sẽ không thể làm nên không khí của công ty ngày hôm nay

Lối sống của những nhà kinh doanh, nhà khởi nghiệp đó là đưa cả công việc và riêng tư vào trong cuộc sống sinh hoạt, là lấy công việc là một nửa lý tưởng được phần lớn nhân viên đón nhận. Vậy công việc trong cuộc sống sinh hoạt của nhà khởi nghiệp tại vùng vịnh là gì?

Cuộc sống của nhà khởi nghiệp luôn đi kèm với làm việc bận rộn?

Ăn sâu trong suy nghĩ của những nhà khởi nghiệp tại vùng vịnh là đằng sau những thành công trên thương trường đương nhiên là sự miệt mài làm việc quên thời gian. Đối với họ việc có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống là lý tưởng nhất song trên thực tế thì là không tưởng. Giờ người ta vẫn tranh luận gay gắt xoay quanh đề tài này.

Trong thực tế, tháng 5 vừa rồi, Blake Robbins – nhà đầu tư mạo hiểm cũng đã chia sẻ trên Twitter: “Quan trọng hơn cả việc làm việc lâu như thế nào, đó là xử lý công việc thông minh ra làm sao”. Keith Rabois – người sáng lập Paypal và từng là giám đốc điều hành của Square đã đáp lại là “hoàn toàn không đúng như vậy”. Ông đề cập đến sự nỗ lực làm việc một ngày 20 tiếng của Bill Belichick – huấn luận viên đội bóng bầu dục Patriots của Mỹ và nói thêm rằng “Với những nhân tài ở những nơi khác, sẽ là ngạo mạn khi nghĩ rằng chỉ cần thông minh là thắng được”, và đẩy tranh luận đi xa hơn.

Lập trình viên David Heinemeier Hansson nổi tiếng sau khi phát triển công cụ quản lý dự án “Basecamp” một vài ngày sau đó cũng đã đăng Twitter với nội dung “Đây không phải chỉ là niềm tin của duy mỗi ông Rabois mà còn là niềm tin chung của nhiều nhà đầu tư mạo hiểm.

Ngày nay, tồn tại rất nhiều những giai thoại về những nhà khởi nghiệp. Người ta kể rằng Elon Musk – người sáng lập Tesla và SpaceX thường đặc chiếc ghế lười beanbag cạnh bàn trong thời gian bắt đầu khởi nghiệp, gần dây chuyền sản xuất Tesla là chiếc túi ngủ. Ngoài ra, Jack Dorsey – người sáng lập Twitter và Square đã vùi đầu vào công việc trong giai đoạn thành lập công ty đến mức nếu đưa ra một lời khuyên cho bản thân của 10 năm trước, ông sẽ muốn nói “hãy quan tâm hơn đến vận động và giữ sức khỏe”.

Suy nghĩ gốc rễ chính là “Thành công tạo nên từ chính sự nỗ lực”

Trong suy nghĩ của những nhà khởi nghiệp theo đạo Tin lành, làm việc cật lực trên quan điểm tôn giáo chính là sứ mệnh. Max Weber cũng đề cập đến lối suy nghĩ gọi là “đạo đức làm việc của người theo đạo Tin lành” trong cuốn sách của mình xuất bản năm 1920.

Tóm lại, làm việc chăm chỉ trong xã hội tư bản vừa thể hiện niềm tin tôn giáo sâu sắc, vừa là nghĩa vụ trên phương diện tôn giáo, càng chăm chỉ thì càng chứng tỏ được bản thân là một con chiên với niềm tin tuyệt đối và sẽ nhận được sự cứu rỗi của chúa. Và với ý nghĩa ấy, làm việc trong thời gian dài thể hiện “sự chăm chỉ làm việc”.

Để có thể làm việc đạt năng suất cao nhất, môi trường làm việc đang dần được sắp xếp lại thông qua thiết kế văn phòng hay thông qua những chế độ làm việc mới, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi ở một mức độ nào đó sự hy sinh làm việc trong khoảng thời gian dài. Đó là quan điểm của những nhà khởi nghiệp, người sử dụng lao động, tuy nhiên liệu nhân viên có đồng quan điểm giống như họ, coi công việc là một nửa lẽ sống và làm việc quên thời gian không? Google đã tiến hành khảo sát về suy nghĩ của nhân viên liên quan đến sự cân bằng giữa công việc và riêng tư.

Max Weber (Bên trái) và Bức tranh nổi tiếng “American Gothic” vẽ cặp vợ chồng theo Đạo cơ đốc (Bên phải).

Nghiên cứu của Google về sự cân bằng giữa công việc và riêng tư trong công ty, gDNA

Giữa rất nhiều kiến giải xung quanh cách làm việc như thế này, trụ sở chính của Google tại Silicon Valley cũng đã khởi động “dự án gDNA” trong nội bộ công ty nghiên cứu về sự cân bằng giữa công việc và riêng tư để biết được “trải nghiệm đối với công việc của nhân viên”. Nghiên cứu dài hạn trên đối tượng là 4000 nhân viên của Google có bằng thạc sĩ, đứng đầu trong danh sách là Laszlo Bock ở bộ phận điều hành nhân sự.

Trong vài năm đầu, đội do Bock đứng đầu đã phát hiện ra những đặc trưng trong suy nghĩ về cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên. Có hai nhóm như sau:

-Segmentator (Tách bạch): Những nhân viên tách bạch giữa công việc và riêng tư, khi ở nhà thì tuyệt đối không kiểm tra mail. Nhóm này chiếm 31% trong số các nhân viên thuộc đối tượng nghiên cứu.

-Intergrator (Đồng nhất): Những nhân viên mà lằn ranh giới giữa công việc và riêng tư luôn mập mờ, họ thường xuyên kiểm tra mail. Họ chiếm 69% số còn lại của đối tượng nghiên cứu.

Điều thú vị là quá nửa trong số 69% của nhóm Intergrator này lại trả lời rằng họ muốn tách bạch giữa công việc và cuộc sống hơn nữa. Ở thời đại ngày nay khi người ta có thể làm việc bất cứ đâu trong bất cứ thời điểm nào thì việc đảm bảo một khoảng thời gian dứt hoàn toàn khỏi công việc là điều cần thiết với nhiều nhân viên.

Khi thấy kết quả này, Google đã tiến hành chương trình gọi là “Dublin Goes Dark” tại văn phòng Dublin. Nhân viên khi kết thúc công việc, trước khi ra về được khuyến khích đặt vật dụng liên quan đến công việc lên quầy lễ tân của văn phòng, gác lại toàn bộ công việc để trở về với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Văn phòng Dublin của Google (Nguồn ảnh: Office Snapshots)

Sau khi triển khai chính sách này, Bock nói rằng đã có rất nhiều phản hồi từ nhân viên rằng họ cảm thấy bớt căng thẳng hơn, và có những giờ làm việc vui vẻ hơn. Nhìn về lâu dài, ông hy vọng rằng việc không để tâm đến mail ngoài thời gian làm việc, sử dụng toàn bộ thời gian để nghỉ ngơi sẽ có lợi cho sức khỏe của nhân viên.

Bài viết liên quan: Bí quyết của sự hài lòng ở nhân viên nằm ở giao tiếp 360°! Ai là người gây ảnh hưởng nhất đến sự hài lòng của nhân viên?

Dự án gDNA bắt đầu từ năm 2012 và vẫn đang được tiến hành. Google muốn triển khai những “trải nghiệm liên quan đến công việc của nhân viên” từ đa dạng các góc độ một cách dài hạn. Nhưng chỉ sau vài năm triển khai, sự khác biệt trong nhận thức về công việc giữa nhà tuyển dụng – nhà khởi nghiệp và nhân viên ngày càng rõ nét hơn.

Tóm tắt

Có vẻ như nguyên nhân khiến việc cân bằng và hợp nhất giữa công việc và riêng tư khó có thể thực hiện được nằm ở nhận thức không đồng nhất giữa nhà khởi nghiệp và nhân viên nói chung. Nhà khởi nghiệp thì nhìn nhận công việc chính là lẽ sống, nhân viên bình thường thì chỉ coi nó như là nghiệp vụ. Chính sự khác biệt tuyệt đối này mà sự cân bằng giữa công việc và riêng tư được nhân viên nói chung đòi hỏi mạnh mẽ, còn sự hợp nhất giữa công việc và riêng tư lại là nền móng trong cuộc sống của các nhà khởi nghiệp.

Cũng có lẽ chính bởi những nguyên nhân như thế này, những nhà khởi nghiệp – nhà kinh doanh đã điều chỉnh lại môi trường văn phòng với kỳ vọng nhân viên sẽ làm việc với cùng một tư tưởng giống như mình.

Người sử dụng lao động khi tuyển dụng chú trọng đặc biệt đến sự phù hợp của ứng viên với doanh nghiệp cũng chính vì thế.

Bài viết liên quan: 【Phỏng vấn Ông Primo Orpilla – Phần 1】Lắng nghe người đứng đầu của Studio O+A nói về khởi điểm của thiết kế văn phòng mang phong cách Bờ biển Tây.

Có lẽ việc các nhà khởi nghiệp đòi hỏi nhân viên mang chung tư tưởng với mình là điều tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, việc chú trọng đến sức khỏe hay hạnh phúc của nhân viên hay của gia đình họ sẽ giúp nâng cao khát vọng cho nhân viên và nó cũng là điều cần thiết cho sự trưởng thành của doanh nghiệp. Hiện tại vẫn chưa thể trả lời cho câu hỏi cái nào thì tốt hơn, nhưng một điều rõ ràng đang diễn ra là chúng ta đang sống trong môi trường mà có thể làm việc tại bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào. Và trong môi trường như thế, đòi hỏi nhân viên phải khéo léo tự tìm lấy sự cân bằng như tự tạo cho mình những khoảng thời gian thư giãn tách biệt khỏi công nghệ.

Qua bài viết này, các bạn có thể thử suy nghĩ về mức độ cân bằng hay mức độ đồng nhất giữa công việc và cuộc sống của chính bản thân mình.

Bài viết liên quan:

Google’s Scientific Approach to Work-Life Balance (and Much More)
The Best Companies For Work-Life Balance
The Gospel of Hard Work, According to Silicon Valley
Jeff Bezos To Donald Trump And Peter Thiel: Develop A Thick Skin
Q&A with Jack Dorsey
What it’s like to work for legendary NFL coach Bill Belichick, whose interview process takes days

 

Người đóng góp

Kazumasa IkomaPhụ trách nghiên cứu tại Frontier Consulting. Dựa trên kinh nghiệm trong khoảng thời gian đảm nhiệm vai trò quản lý văn phòng tại San Francisco, anh tiến hành nghiên cứu về thiết kế văn phòng, văn hoá doanh nghiệp, phong cách làm việc tại Bờ biển Tây, và giới thiệu về hình thái văn phòng lấy con người làm trung tâm.