[Làm như chơi] – Kết hợp hài hòa giữa công việc và cuộc sống riêng tư
[May 08, 2018] BY Brandon K. Hill
“Hầu như không có tình trạng làm ngoài giờ”, “Thời gian lao động tự do”, “OK làm việc từ xa”, có thể bạn sẽ nghĩ liệu doanh nghiệp giống như mơ như vậy có tồn tại hay không? Thực tế, đó là tập quán làm việc hoàn toàn bình thường tại khu vực Thung lũng Silicon và San Francisco.
Thậm chí là nếu không như vậy thì khó mà tìm kiếm cũng như duy trì được nguồn nhân lực. Việc trả lương cao là lẽ đương nhiên, nhưng bên cạnh đó, làm thế nào để đem lại Flexisibility (sự linh hoạt) cho nhân viên chính là yếu tố then chốt để tìm kiếm được những nhân sự ưu tú và xây dựng một đội ngũ mạnh. Đi kèm với một văn phòng phong cách cùng một mức lương hấp dẫn, thì việc mang đến cái gọi là “giá trị không thể mua được bằng tiền” chính là tiêu chuẩn của các doanh nghiệp khu vực này. Thực tế, văn phòng San Francisco của Btrax chúng tôi đưa vào áp dụng gần hết các mô hình nói trên.
Theo dõi tin tức gần đây có thể thấy không ít những doanh nghiệp Nhật Bản đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn nhân lực ổn định. Và đi kèm đó là trào lưu cải cách phong cách làm. Tuy vậy, tôi cảm thấy rằng có vẻ như Nhật Bản vẫn chưa bắt kịp tốc độ cải cách phong cách làm việc bao gồm cải cách những quy tắc lao động.
Trong tương lai, khi tình trạng khan hiếm nhân lực trở nên báo động, chưa nói đến việc tuyển dụng được nhân lực từ nước ngoài mà cứ tiếp tục đà này thì nhiều khả năng cả những nhân lực ưu tú trong nước cũng sẽ đổ hết ra nước ngoài. Mặt khác, từ góc độ của người làm kinh doanh đương nhiên sẽ băn khoăn nếu nới lỏng cơ chế liệu có đem lại kết quả?
Trên thực tế, cũng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng mô hình nói trên và đạt được mục tiêu, thu được những kết quả rõ rệt. Vậy làm thế nào để phong cách làm việc Bờ biển Tây – với mục tiêu đem lại một môi trường thuận lợi cho nhân viên – thu được hiệu quả? Bí quyết nằm ở “Sự kết hợp hài hòa giữa công việc và đời sống riêng tư”
Thực tế rất khó đạt được sự cân bằng giữa công việc và đời sống riêng tư
“Vì toàn phải làm thêm và đi làm cuối tuần nên hoàn toàn không có thời gian riêng tư” là đoạn thoại mà có lẽ chúng ta đã từng nghe thấy ở đâu đó. Ý tưởng “Cân bằng giữa công việc và đời sống riêng tư” chính là rút ngắn thời gian làm việc, dành nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cá nhân.
Tuy nhiên với cách làm này, phía doanh nghiệp phải miễn cưỡng cắt giảm thời gian lao động để đạt được mục tiêu, việc đòi hỏi kết quả trong một khoảng thời gian giới hạn vô hình chung lại gia tăng áp lực cho nhân viên. Khi đưa “công việc” và “đời sống riêng tư” lên bàn cân, nếu tỉ trọng bị lệch đi một chút sẽ gây ra sự bất ổn, mô hình này thật sự rủi ro. Chúng ta cần một mô hình ổn định hơn.
Cân bằng giữa cuộc sống và đời sống riêng tư trong thực tế lại kém cân bằng.
Thời đại bây giờ, việc tách bạch giữa công việc và đời sống riêng tư là hoàn toàn không thể.
Martphone, NoteBook, Mail, Workchat, hệ thống họp trực tuyến… Thời đại bây giờ không cần ở văn phòng vẫn có thể giải quyết được công việc, việc tách bạch giữa công việc và thời gian ngoài công việc thực tế là vô nghĩa, giả như doanh nghiệp có nói hãy thực hiện điều đó đi nữa thì cũng chỉ là hình thức mà thôi. Dù cho có tắt đèn văn phòng, đóng hệ thống thư điện tử, thì người ta vẫn sẽ sử dụng Line, Facebook Message để làm việc tại nhà. Lý do đơn giản là vì muốn làm và cần phải làm. Vốn dĩ việc dừng hiển thị thông tin liên quan đến công việc từ smartphone là điều bất khả thi.
Theo khảo sát của công ty Gallup năm 2017 tại Mỹ, kết quả cho thấy có đến 43% nhân viên làm việc bên ngoài văn phòng. Có lẽ đây cũng là lý do vì sao mà mặc dù tỉ lệ làm thêm thấp hơn so với Nhật, nhưng thời gian làm việc tại Mỹ vẫn cao hơn.
Nếu nhắm đến kết quả thì không nên áp dụng những mô hình cải cách cách làm việc vô nghĩa mà cần có sự tiếp cận khác hơn. Đã hết thời mà nếu không đến văn phòng, không gặp được mọi người thì sẽ không làm việc được, thời đại bây giờ có rất nhiều công cụ tiện ích phát triển nên bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào cũng đều có thể làm việc được. Cũng chính vì vậy, quy định khiên cưỡng về thời gian lao động sẽ chỉ đem đến kết quả ngược lại. Logic này cũng giống như trường hợp quy định khiên cưỡng về nền kinh tế chia sẻ . Trong số những người bạn đang sống tại Nhật của tôi, cũng có rất nhiều người than rằng “muốn được làm việc nhưng không được cho phép làm việc”. Ở đây đòi hỏi hệ thống làm việc có tính thuyết phục, không khiên cưỡng.
Nếu có thể, hãy kết hợp công việc và đời sống riêng tư khéo léo tránh khiên cưỡng.
Công việc là cuộc sống, cuộc sống là công việc. Có lẽ không ít người cũng cảm nhận như vậy giống tôi. Nếu đã trở thành như vậy thì việc buộc phải tách bạch sẽ rất khó khăn. Bởi lẽ nếu công việc vui vẻ thì bạn sẽ muốn tiếp tục chơi với công việc nhiều hơn nữa. Ngược lại, việc muốn tách bạch bắt nguồn từ những lý do như công việc không vui vẻ hoặc không ưa người cùng làm việc, dẫn đến những cảm giác tiêu cực.
Về thời gian lao động cũng vậy, thực tế có đến 63% những người làm việc tại Mỹ cảm thấy chế độ làm việc phổ biến 9 giờ – 5 giờ đã lỗi thời. Theo nghiên cứu của Careerbuilder, nếu doanh nghiệp mà tại đó phần lớn nhân viên cảm thấy vui vẻ với công việc thì việc kết hợp hài hòa giữa công việc và đời sống riêng tư nhưng không quá khiên cưỡng sẽ đem lại giá trị cho cả hai phía.
Có thể làm việc khi muốn làm việc, có thể nghỉ khi muốn nghỉ, như vậy sẽ giảm tải được áp lực. Nếu có thể mang đến môi trường “làm như chơi” – một trong những yếu tố mà từ đó những nhà khởi nghiệp tại Bờ biển Tây Mỹ đã tạo ra những đổi mới. (Tham khảo: 3 lý do tại sao khó tạo ra cải cách ở Nhật)
Cũng chính thời đại sáng tạo này đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa công việc và đời sống riêng tư.
Đã kết thúc thời đại mà kết quả được đo bằng thời gian làm việc. Làm việc trong thời gian dài. Làm xuyên đêm. Nỗ lực hết sức. Lối suy nghĩ thiên về “hệ vận động” này có thực sự tuyệt vời?
Đối với câu hỏi này, chúng tôi muốn giới thiệu một mục được nêu trong Culture Code (quy tắc hoạt động) của công ty Netflix – một trong những doanh nghiệp tiêu biểu tại Thung lũng Silicon.
“Giữa nhân viên nỗ lực mức A, nhưng chỉ đạt thành tích mức B với nhân viên nỗ lực mức B nhưng đạt thành tích mức A thì công ty chúng tôi sẽ không phân vân mà lựa chọn cái thứ hai, và nếu vẫn duy trì như cái thứ nhất thì sẽ có thể bị cho nghỉ việc.”
Vậy là đã rõ, nhân viên nỗ lực nhưng không cho ra kết quả sẽ không thắng lại nhân viên làm việc một cách nhẹ nhõm trong khoảng thời gian ngắn nhưng cho ra kết quả. Có lẽ là một tiêu chí khá khắc nghiệt, tuy nhiên ở một ý nghĩa nào đó, có lẽ nó phù hợp với thời đại đòi hỏi những hướng đi mới, những ý tưởng và phát kiến độc đáo thay vì những công việc đơn thuần.
Thời đại trước kia, cứ lặp đi lặp lại cùng một việc là thành công việc, và có thể chia tách ra “Công việc || Đời sống riêng tư”, nhưng đến thời đại này, không hiếm những trường hợp thông qua quan hệ bạn bè riêng tư hay sử dụng thời gian ngoài thời gian làm việc mà thu được kết quả công việc. Thời kỳ kinh tế bong bóng, có cụm từ “đàn ông đến 5 giờ, đàn ông từ 5 giờ” (Kết thúc công việc lúc 5 giờ và từ 5 giờ trở đi là thời gian riêng tư), tuy nhiên từ bây giờ thì việc phân tách giữa công việc và đời sống riêng tư cũng không còn ý nghĩa nữa.
Từ khóa là “tính tự chủ” và “năng suất”
Vậy thì, để “kết hợp hài hòa giữa công việc và đời sống riêng tư” thì cần mô hình và cách suy nghĩ như thế nào?
Đầu tiên phải nhắc đến là yêu tố công nghệ như đã nhắc đến ở trên, với sự phát triển của smartphone và hệ thống trực tuyến thời gian gần đây, việc kết hợp hài hòa giữa công việc và đời sống riêng tư trở nên hoàn toàn khả thi. Theo khảo sát tại Mỹ thì 92% trả lời lý do việc kết hợp hài hòa giữa công việc và đời sống riêng tư trở nên khả thi chính là nhờ sự phát triển của công nghệ internet, mobile, họp trực tuyến.
Tiếp theo đó là việc trao quyền tự chủ cho mỗi nhân viên, và không quản lý quá chi tiết. Thay vì chú trọng vào kết quả, việc quá tập trung vào cách làm việc và thời làm việc khiến nảy sinh áp lực cũng như lãng phí thời gian một cách không đáng. Những thứ như báo cáo hàng ngày, máy chấm công hay báo cáo công tác đều không có lợi cho việc nuôi dưỡng sự tự chủ.
Và, yếu tố quan trọng nhất chính là “productive (năng suất)”. Đây gọi là phần “chất” của cách làm việc ưu tiến kết quả như những ý tưởng sáng tạo và phương pháp tiến hành hiệu quả công việc v.v.. Từ “productive” dịch sang tiếng Nhật là “tính sản xuất”, “sản xuất” thì nghiêng về ý nghĩa “manufacture”, vậy nên tôi vẫn chưa tìm được từ nào có ý nghĩa phù hợp.
Việc làm việc trong thời gian ngắn mà thu được kết quả cao sẽ tốt hơn việc làm việc dông dài nhưng kết quả thấp. So với việc làm việc như thế nào thì kết quả đầu ra như thế nào quan trọng hơn. Vậy nên, việc chơi trong khi làm việc là hoàn toàn có thể, thậm chí Productive (năng suất) sẽ tăng cao nếu thời gian vui vẻ, thoải mái tăng. Ngoài ra, khi thư giãn thì sẽ dễ dàng có được những ý tưởng thú vị hơn (ví dụ một ý tưởng lóe lên khi đang tắm), vậy nên cũng có thể bố trí những không gian thư giãn. (Tham khảo: 3 quan điểm tạo nên văn hóa doanh nghiệp ~ngay bây giờ hãy bỏ phòng hút thuốc, bố trí phòng bếp~)
Nhân viên btrax Japan và buổi họp định kỳ tại tầng thường, đề cao yếu tố vui vẻ.
Cân bằng công việc – đời sống riêng tư & Kết hợp hài hòa giữa công việc – đời sống riêng tư
Tôi xin đưa ra một vài ví dụ để làm rõ hơn sự khác nhau giữa ý tưởng cân bằng công việc – đời sống riêng tư với & ý tưởng kết hợp hài hóa giữa công việc – đời sống riêng tư. (A. Cân bằng công việc – đời sống riêng tư, B. Kết hợp hài hòa giữa công việc – đời sống riêng tư)
A. Hoàn thành công việc lúc 5 giờ để đến trường đón con
B. Sau khi tan học, cho con đến công ty chơi
A. Ở lại văn phòng thời gian dài để tiếp khách
B. Nhanh chóng về nhà, ăn tối sau đó đi tiếp khách
A. Nghỉ trưa về nhà dắt chó đi dạo
B. Dắt chó đến công ty
A. Cung cấp bữa trưa cho nhân viên tại công ty
B. Nhân viên cùng nấu ăn trưa trong bếp công ty
A. Đi uống với nhân viên sau giờ làm việc
B. Uống rượu tại văn phòng
A. Luyện tập band nhóm sau khi hoàn thành công việc vào cuối tuần
B. Sử dụng văn phòng như phòng studio để luyện tập band nhóm
A. Về nhà chơi game để giải tỏa căng thẳng công việc
B. Tổ chức thi Mario Kart giữa các nhân viên trong văn phòng
A. Xin nghỉ phép có lương, đi du lịch với gia đình
B. Tổ chức team building có kèm người thân trong gia đình tại công ty
Thực tế sau khi chạy mô hình đó
Ý tưởng “kết hợp hài hòa giữa công việc – đời sống riêng tư” đã được btrax chúng tôi áp dụng tích cực. Tôi sẽ trình bày qua về kết quả thu được.
Ví dụ chế độ “không giới hạn việc nghỉ phép có lương” đang được áp dụng tại văn phòng San Francisco. Đây là chế độ mà nhân viên có thể nghỉ phép có lương bao nhiêu tùy ý miễn là không ảnh hưởng đến công việc, gần đây nó đang trở thành trào lưu lại Mỹ với tâm điểm là các nhà khởi nghiệp quanh khu vực San Francisco. Vì có thể xin nghỉ phép có lương khi muốn, nên bình thường cần phải tự chủ khi làm việc, những thành viên trong đội cũng bắt đầu xây dựng cơ chế làm việc hiệu quả để có được những kỳ nghỉ.
Và thực tế, trong khi nghỉ ngơi thì vẫn có thể xử lý công việc nhanh chóng qua smartphone, máy tính, vậy nên cũng không gây nhiều ảnh hưởng đến công việc. Thậm chí có thể thấy việc kết hợp hài hòa giữa đi công tác và nghỉ phép có lương tạo nên rất nhiều lợi ích cho cả cá nhân và công ty. Theo khảo sát tại Mỹ thì đến 91% người được hỏi trả lời vẫn mở mail để giữa liên lạc trong khi làm việc. Từ phía công ty mà nói thì đó là điều đáng cảm ơn.
Để mang đến môi trường “giống như ở nhà”, cần có khu bếp để nhân viên dễ dàng giao lưu hoặc căn phòng để nhân viên có thể nằm ra làm việc. Quan trọng là xóa bỏ “cảm giác đang làm việc”. Theo cách này, có thể nâng cao năng suất hay tạo ra những phát kiến linh hoạt hơn.
Tại không gian văn phòng của btrax, bạn có thể làm việc thư giãn thoải mái
Hàm ý đằng sau nhận định “người làm thiết kế làm việc 24 giờ”
Người sáng lập một công ty thiết kế Italia đã từng nói rằng “người làm thiết kế phải làm việc 24 giờ”. Ở đây không có nghĩa là làm việc liên tục trong vòng 24 tiếng. Điều anh ấy muốn nói là “bên cạnh việc output trong khi làm việc, việc có thời gian để input (thu nhận) những điều mới mẻ hay cảm hứng ngoài thời gian làm việc bao gồm việc nghỉ ngơi hay việc riêng tư cũng mang lại những giá trị lớn cho công việc”
Đối với thời đại yêu cầu cao sự sáng tạo hơn là những nghiệp vụ đơn thuần thì lối suy nghĩ này không chỉ đúng với những người làm thiết kế mà đúng với tất cả mọi lĩnh vực ngành nghề.
Nói kỹ hơn thì thời gian không làm việc chính là tài sản quý giá để thu lượm được những thông tin hữu ích cho công việc, tìm kiếm những mối quan hệ và cảm hứng. Việc cố gắng tách bạch giữa công việc và đời sống riêng tư vốn dĩ không có ý nghĩa gì.
Hãy nhắm đến một doanh nghiệp ưu tiên cả công việc lẫn đời sống riêng tư.
Nếu công việc vui vẻ và có lý tưởng thì không cần thiết phải “hy sinh” đời sống riêng tư. Chính vì thế, tôi muốn tạo nên một công ty có thể kết hợp hài hòa giữa công việc và đời sống riêng tư hơn là tiến hành cải cách phong cách làm việc vô nghĩa, đi sau thời đại. Ưu tiên cả hai bởi cả hai đều quan trọng.
Tác giả: Brandon K. Hill / CEO, btrax, Inc.
*Nguồn: freshtrax
Người đóng góp
Brandon K. HillTốt nghiệp đại học San Francisco. Là người sáng lập kiêm CEO của công ty thiết kế trải nghiệm btrax có trụ sở tại San Francisco và Tokyo. Công ty cung cấp dịch vụ thiết kế UX , thiết kế dịch vụ, thiết kế thương hiệu với sứ mệnh tạo nên sự đổi mới cho thị trường toàn cầu. Công ty đã cung cấp dịch vụ cho trên 200 công ty trong suốt 10 năm qua.
Recommended
- Xu thế “coworking space” tại Việt Nam (Phần 2) – KiCoworking và hệ sinh thái khởi nghiệp năng động
- [CULTURE]Xu thế “coworking space” tại Việt Nam (Phần 2) – KiCoworking và hệ sinh thái khởi nghiệp năng động
- Khởi nghiệp là phải làm thêm ngoài giờ liên tục? – Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tại khu vực vịnh San Francisco
- [CULTURE]Khởi nghiệp là phải làm thêm ngoài giờ liên tục? – Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tại khu vực vịnh San Francisco
- Lý do Ace Hotel tiếp tục được chọn là “Không gian chung tập trung nhiều người”
- [DESIGN]Lý do Ace Hotel tiếp tục được chọn là “Không gian chung tập trung nhiều người”
- Không gian co-working trên thế giới – 8 xu hướng mới nhất
- [CULTURE]Không gian co-working trên thế giới – 8 xu hướng mới nhất