Worker's Resort

DESIGN

SHARE

Tư tưởng Steven Jobs chứa đựng trong văn phòng Pixar là gì?

[September 22, 2017] BY Kazumasa Ikoma

Steven không tham gia vào sản xuất phim ảnh, ông dành thời gian và chi phí tương đương 1 tác phẩm của chúng tôi để xây dựng văn phòng này. Đây có thể gọi là tác phẩm của ông” – theo giám đốc sáng tạo tại Pixar, ông John Lasseter

Trụ sở của Pixar được xây dựng vào năm 2000 tại Emeryville – con phố nhỏ gần bờ biển San Francisco đang trong quá trình tái phát triển. Di sản khổng lồ Steven Jobs để lại này chứa đựng tư tưởng của ông về một văn phòng tiên phong đón đầu thời đại trong giai đoạn nửa cuối thập niên 90, mang đến những đổi mới và cơ hội hợp tác, cho đến nay nó vẫn tiếp tục duy trì giá trị tồn tại không thay đổi so với trước đây.

Với tác phẩm “Toy story” sản xuất năm 1995, Pixar đã mang đến những biến chuyển lớn đối với ngành công nghiệp sản xuất phim ảnh cũng như đồ họa máy tính. Sau khi được Disney thu mua năm 2006, Pixar đã tái cấu trúc văn hóa doanh nghiệp của họ và phục hồi lại doanh thu bán hàng, hiện tại, họ bán các sản phẩm của mình ra thị trường với tư cách doanh nghiệp chế tác phim ảnh độc lập. Văn phòng nơi hỗ trợ công việc của họ hàng ngày được thiết kế kỳ công như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào văn phòng khổng lồ đã để lại dấu ấn trong lịch sử thiết kế văn phòng này.

Văn phòng của giới phát triển công nghệ ra đời giữa ngành công nghiệp sản xuất phim ảnh

Pixar Animation Studio là bộ phận Computer – Animation thuộc với hãng phim Lucasfilm được Steven Jobs thu mua vào năm 1986 và hoạt động độc lập với tư cách doanh nghiệp chuyên phần cứng và phần mềm.

Việc giám đốc sáng tạo tại Pixar tạo ra thước phim ngắn để làm demo cho sản phẩm tại công ty bấy giờ chính là cơ duyên đưa họ đến với sản xuất phim ảnh. Bắt đầu với hit lớn là “Toy story” sản xuất năm 1995, Steven Jobs đã triển khai những cải tiến kết hợp giữa công nghệ là thế mạnh của mình với nghệ thuật.
Trong khi rất nhiều studio phim ảnh đặt trụ sở tại Hollywood, thì Pixar lại đặt văn phòng ở một con phố nhỏ gọi là tòa nhà Emeryville, Vịnh San Francisco là bởi vì xuất phát điểm của nó là một doanh nghiệp công nghệ. Kết quả mang lại là nó tạo ra một không gian làm việc khác biệt hẳn với những studio phim ảnh khác.

Tiêu biểu nhất trong số 4 cơ sở của Pixar là văn phòng từng được gọi với cái tên đơn giản là “Main”, và bây giờ thì được đổi sang tên gọi là “Steven Jobs Building”. Phụ trách thiết kế chính là công ty thiết kế Ohlin Cywinski Jackson từng tham gia vào dự án xây dựng nhà của Bill Gates ở Washington. Sau khi thu mua, Jobs giữ chức vụ chủ tịch nhưng không trực tiếp tham gia vào việc sản xuất phim. Tuy nhiên ông đã tham gia vào việc thiết kế văn phòng. Điều này cũng đã được đề cập đến trong trích dẫn câu nói của ông Lasseter ở phần đầu của bài viết.

Steven Jobs Building – Văn phòng trụ sở chính của Pixar (Nguồn ảnh: Business Insider)

Điều Steven Jobs kỳ vọng trong thiết kế của văn phòng này là “sự gặp gỡ ngẫu nhiên” của những nhân viên và “những cơ hội hợp tác ngoài dự kiến”. Vấn đề đang trở thành đề tài thiết kế văn phòng ngày nay đã được Jobs suy nghĩ đến từ những năm cuối thập niên 90,

Mô hình hợp tác mà Jobs đã đưa vào

Đề án thiết kế ban đầu được đưa ra dự định phân bổ nhân viên theo lĩnh vực công việc ra 4 tòa nhà. Một tòa sẽ dành cho khối công nghệ máy tính, 1 tòa dành cho hoạt hình, tòa thứ 3 dành cho nhân viên ở các bộ phận khác, tuy nhiên vì đề cao yếu tố “hợp tác ngoài dự kiến”, Jobs hy vọng toàn bộ nhân viên có thể ở chung dưới một mái nhà. Và kết quả là một tòa nhà lớn được hình thành.

Ngay khi bước chân vào tòa nhà là không gian trung tâm văn phòng rộng lớn gọi là “atrium” được thiết kế với kỳ vọng thúc đẩy sự giao lưu ngẫu nhiên giữa toàn bộ nhân viên và khách ghế thăm. Thiết kế liên tưởng về não phải và não trái của con người, phía bên phải là văn phòng dành cho nhóm công việc sáng tạo, phía bên trái là văn phòng dành cho nhóm công việc liên quan đến công nghệ. “Atrium” xen giữa hai không gian nói trên thể hiện sự kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ, đồng thời ví như bộ não con người, những cải tiến sáng tạo sẽ được hình thành tại khu vực trung tâm này.

Atrium nằm trong Steven Jobs Building (Nguồn ảnh: Spotlight)

Ngay lại Atrium này, có thể nhìn thấy dấu tích của thiết kế lối giao thông đi lại trong văn phòng giúp toàn bộ nhân viên có thể tập trung lại một cách tự nhiên. Hòm thư nội bộ và cafe, bàn bi lắc và gym, phòng chiếu phim tập trung ở không gian trung tâm. Trong văn phòng chỉ có duy nhất một phòng WC, nhân viên hay khách của bộ phận nào cũng có thể đi ngang qua nhau hay chạm mặt nhau tại Atrium, đưa vào hệ thống cơ sở vật chất giúp nảy sinh những cuộc trao đổi.

Edwin Catmull – Giám đốc từ thời kỳ thành lập Pixar cũng đánh giá cao sự tồn tại của Atrium “Không gian trung tâm đầy năng lượng này giúp lan tỏa nhanh chóng những điều mới lạ khắp toàn bộ công ty.”

Văn phòng tỉ mỉ đến từng chi tiết  nhỏ

Jobs không chỉ dồn tâm sức vào không gian Atrium. Jobs thích bầu không khí giống như Bảo tàng mỹ thuật ORSE tại Pari, và tìm kiếm một thiết kế duy trì được giá trị của nó khi thời đại biến đổi. Và ông đã cho thấy sự tỉ mỉ tuyệt đối từ khâu lựa chọn vật liệu đến màu sắc sử dụng trong văn phòng.

Nội thất bên trong Bảo tàng mỹ thuật ORSE (Nguồn ảnh: Askideas)

Cốt thép là loại thép cuộn cán nguội gia công bằng lực phun, không dùng keo dính mà dùng đinh ốc để cố định. Thêm nữa, vì cốt thép có thể trông thấy bằng mắt nên ông đã cẩn thận yêu cầu thu thập mẫu vật liệu từ các xưởng tại Mĩ để kiểm tra loại có màu sắc và cảm giác bề mặt tốt nhất, và cuối cùng đã lựa chọn xưởng chế tác tại Bang Arkansas. Trong quá trình thi công không chỉ nhắc nhở việc đảm bảo phun màu sắc tự nhiên mà còn cẩn thận đến mức đưa ra các chỉ dẫn để không gây nên dù chỉ một vết xước.

Ngoài ra, tường gạch cũng được trau chuốt chi tiết. Jobs thích tòa nhà Hills Brother nằm tại nội thành San Francisco, và rất muốn sử dụng cách phối màu tường của tòa nhà đó cho ngoại cảnh của văn phòng. Họ đã phải liên hệ với công ty ở Washington là công ty chấp thuận thử nghiệm điều chỉnh những màu sắc theo yếu cầu, họ đã thí nghiệm đi thí nghiệm lại rất nhiều lần đến mức giao dịch gần chạm bờ vực phải chấm dứt thì mới đạt được màu sắc mong muốn. Gạch màu sẫm nhất trong ảnh là phần Jobs kén chọn đặc biệt. Nó được thi công cho cả nội thất lẫn ngoại thất.

Sáng tạo có mặt ở khắp mọi nơi

Sự cầu kỳ ấy của Jobs cũng được nhân viên tại Pixar kế thừa. Ví dụ như nhân viên ngay từ ngày đầu tiên đi làm được cấp một phòng riêng, và được phép trang trí tự do không gian đó. Với những người làm công việc sáng tạo thì lại càng đòi hỏi sự thể hiện kỳ công hơn.

Thực tế thì phòng của John Lasseter là phòng được trang trí kỳ công nhất. Không chỉ người trong công ty mà cả bên ngoài công ty cũng biết đến nó. Trong phòng không chỉ trưng bày các sản phẩm liên quan đến Pixar mà còn chứa đầy những sản phẩm của Gibli của Hayao Miyazaki – bạn thân của ông.

Văn phòng của John Lasseter (Nguồn ảnh: Pixar Planet, BuzzFeed)

Ngoài ra, công việc của những nhân viên ở đây về cơ bản là phải hướng mắt liên tục vào máy tính, và chỉ thực hiện các động tác đơn giản như nhấn chuột, vậy nên hàng tuần đều có chuyên gia khoa học lao động đến kiểm tra nhằm mục đích có những sắp xếp để giảm thiểu căng thẳng do thói quen vận động và tư thế của họ gây ra.

Để nâng cao sáng tạo cho nhân viên, họ cũng xây dựng những mặt bằng khác ngoài tòa nhà văn phòng.  Không chỉ trung tâm tập thể hình, họ còn có cả sân bóng rổ, sân bóng chuyền bãi biển, đường chạy bộ, sân bóng đá, bể bơi tiêu chuẩn Olympic, ruộng vườn rộng để đầu bếp có thể trồng trọt. Phụ trách thiết kế những khu vực này là Peter Walker Partners – người đã thiết kế khu học xá của đại học Standford, đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc, quảng trường trung tâm tưởng niệm 9.11 tại New York, bảo tàng mỹ thuật thành phố Toyota v.v… Họ cung cấp cho nhân viên rất nhiều nơi thư giãn giải tỏa căng thẳng do công việc.

Chính những văn phòng được thiết kế có mục đích đang kế thừa văn hóa doanh nghiệp

Pixar tiếp tục truyền cảm hứng cho nhân viên thông qua văn phòng.

Một ví dụ tiêu biểu nhất chính là chương trình đào tạo trong doanh nghiệp được gọi là Pixar University. Nhân viên có thể học miễn phí về soạn kịch bản, vẽ, làm phim v.v.. nói cách khác họ tạo ra môi trường để nhân viên có thể thu lượm được những kiến thức mới. So với phim trường Hollywood thường có xu hướng tuyển dụng ngắn hạn cho mỗi sản phẩm, Pixar tuyển dụng dài hạn và có mô hình gọi là “down time” để nâng cao sự sáng tạo của nhân viên ngay cả trong mùa thấp điểm.

Việc mở rộng Pixar những năm gần đây do công ty kiến trúc thiết kế nội thất Huntsman Architectural Group và Gensler tiến hành, nhưng những tư tưởng Jobs gửi gắm trong văn phòng Pixar vẫn được kế thừa không thay đổi. Pixar cũng không quên cân nhắc đến các vấn đề môi trường, và thậm chí được chứng nhận bạc tiêu chuẩn LEED. Có lẽ chỉ tại Pixar bạn mới có thể bắt gặp khung cảnh nhân viên tạt qua vườn hái rau thơm trước khi ra về.

Bài viết liên quan: Tiêu chuẩn mới của văn phòng lành mạnh, Well Building Standard là gì? (Phần đầu)

Thiết kế Atrium mà Jobs đã dồn tâm sức có giá trị vững bền với thời gian, và nó sẽ được nhiều người biết đến như một không gian văn phòng tiêu biểu nuôi dưỡng sự hợp tác trong tương lai. Qua kênh thông tin này, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật và giới thiệu cho quý độc giả về những văn phòng như thế.

 

Người đóng góp

Kazumasa IkomaPhụ trách nghiên cứu tại Frontier Consulting. Dựa trên kinh nghiệm trong khoảng thời gian đảm nhiệm vai trò quản lý văn phòng tại San Francisco, anh tiến hành nghiên cứu về thiết kế văn phòng, văn hoá doanh nghiệp, phong cách làm việc tại Bờ biển Tây, và giới thiệu về hình thái văn phòng lấy con người làm trung tâm.