Worker's Resort

FACILITY

SHARE

4 đồ hữu ích để triển khai tư duy thiết kế

[September 05, 2017] BY Kazumasa Ikoma

Cụm từ “tư duy thiết kế” đang ngày càng phổ biến trên thế giới, số lượng các doanh nghiệp thông qua hình thức workshop đưa cách tư duy này vào doanh nghiệp của mình ngày càng tăng, tuy nhiên một thực tế là môi trường tổ chức workshop cũng rất quan trọng. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu về việc xây dựng môi trường cho tư duy thiết kế để thúc đẩy tranh luận sôi nổi hơn nữa tại nhiều doanh nghiệp mà đi đầu là các doanh nghiệp khởi nghiệp vô cùng nổi tiếng tại Bờ biển Tây nước Mỹ.

Xác nhận lại về tư duy thiết kế

Tiền đề quan trọng để hiểu được “Tư duy thiết kế” chính là hiểu được ý nghĩa của “thiết kế” được dùng ở đây. Định nghĩa về nó không chỉ có một.

Khi nghe từ thiết kế, điều đầu tiên chúng ta liên tưởng đến là “việc đuổi tìm cái đẹp về mặt thị giác”. Hẳn ấn tượng đến đầu tiên trong đầu của nhiều người đó sẽ là sự trình diễn của các nhà thiết kế.

Tuy nhiên, “Thiết kế” được đề cập đến trong “Tư duy thiết kế” không phải là hoạt động thiết kế đó, mà ở đây nó ngụ ý về bản chất của thiết kế: sự lý giải sâu sắc khách hàng và người sử dụng để giải quyết các vấn đề, và nó biểu thị một phần tư duy của người thiết kế. Chính vì thế, đặc trưng lớn nhất là nó không phát triển dựa trên tiền đề công nghệ kỹ thuật hay thương mại, mà thông qua quá trình liên tục cải tiến so với nguyên mẫu nhằm giải quyết các vấn đề, tạo ra những sản phẩm tốt hơn hiện tại.

Nguồn ảnh: Website của Hasso Platnener Institut d.school

Mối quan hệ giữa tư duy thiết kế với việc xây dựng môi trường

Tư duy thiết kế sẽ cần một không gian sáng tạo khác biệt hơn một chút so với những phòng họp thông thường bởi lẽ hoạt động trọng tâm của nó sẽ là đưa ra thật nhiều các ý tưởng để giải quyết vấn đề của người sử dụng sau khi sắp xếp lại các thông tin thu được trong quá trình tương tác với họ. Tại d.school – nơi khởi nguyên của tư duy thiết kế, không gian được bố trí thể hiện một cách trực quan đặc trưng đó. Trong cuốn “Make space” giới thiệu ở một bài viết khác cũng trình bày chi tiết về cách xây dựng môi trường của họ.

Bài viết liên quan: “Những điển hình sử dụng Huddle room để nâng cao hiệu suất làm việc của đội nhóm”.

Ngay trong phần mào đầu của cuốn sách, có đoạn: “Khi mà những cuộc hội thoại mở bị hạn chế bởi sự phân định cấp bậc tại nơi làm việc, thì làm sao có thể hướng đến môi trường giúp mọi nhân viên trong công ty có thể trao đổi một cách bình đẳng. Mục tiêu là giải quyết những vấn đề mà người sử dụng đang vướng phải, và để đạt được mục tiêu đó thì mọi người cần được đặt trong mối quan hệ bình đẳng và tự do đưa ra ý kiến và tranh luận (Brainstorming), giống như “Khi thử quan sát phòng học d.school, gần như không phân biệt được ai là giảng viên ai là sinh viên”.

Làm thế nào để tạo được môi trường như thế? Thực tế việc tạo môi trường ấy hoàn toàn không khó, đơn giản là điều chỉnh lại những vật dụng văn phòng quanh mình.

4 đồ cần thiết để triển khai tư duy thiết kế

Về cơ bản có 4 đồ cần thiết sau:

Note (Giấy ghi chú)

Giấy ghi chú từ xưa vốn được sử dụng trong quá trình xây dựng ý tưởng, là thứ rất hữu ích để chia sẻ ý tưởng cá nhân trong nhóm. Ngày nay có rất nhiều mẫu mã với kích thước khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng mà điển hình là post-it (giấy ghi chú).

Maker (Bút đánh dấu)

Cái này có lẽ không cần phải giải thích. Tô đậm con chữ trên giấy ghi chú giúp chia sẻ ý tưởng dễ dàng hơn.

Ideapaint

Nguồn ảnh: Website của Ideapaint

Sử dụng sơn tường, có thể tạo ra “bức tường viết lên được”. Việc có thể viết lên không gian rộng hơn cả bảng trắng giúp dễ dàng mở rộng ý tưởng. Và đương nhiên nó hoàn toàn có thể thay thế cho bảng trắng.

Câu chuyện ngoài lề, ông Primo Orpilla – nhà thiết kế tầm cỡ thế giới mà chúng tôi đã có dịp phỏng vấn lần trước đã sử dụng ideapaint trong chiếc xe di động, và thực tế ông đã vẽ ra rất nhiều ý tưởng tại rất nhiều nơi trên khắp nước Mỹ.

Bài viết liên quan: 【Phỏng vấn Ông Primo Orpilla – Phần 1】Lắng nghe người đứng đầu của Studio O+A nói về khởi điểm của thiết kế văn phòng mang phong cách Bờ biển Tây.

Easel pad

Nguồn ảnh: Trang bán hàng Amazon

Đây là kiểu giấy ghi chú cỡ đại. Easel vốn chỉ giá được sử dụng trong vẽ phác thảo, ở đây nó cũng được dùng cho cá nhân. Khi bảng trắng hay bức tường ideapaint hết không gian thì có thể gián giấy ghi chú lên tường và dùng bút đánh dấu viết lên để tăng thêm không gian.

Ví dụ sử dụng “4 báu vật”

Những thứ nêu trên được sử dụng như thế nào trong quá trình tư duy thiết kế? Chúng tôi xin giới thiệu cách thức chúng được sử dụng thực tế tại Workshop San Francisco.

Ảnh trên là cách thức tạo ra bản đồ thấu cảm. Bản đồ thấu cảm là bảng chia ra những gì người sử dụng nghe nhìn, suy nghĩ, và hành động trong thực tế sử dụng khi cần sắp xếp thông tin.

Trong quá trình tư duy thiết kế, việc khai thác những nhu cầu tiềm ẩn của người sử dụng để tạo ra sản phẩm dành cho họ là rất quan trọng. Đặc biệt thử trải nghiệm những vấn đề của một nhóm đối tượng riêng đang gặp phải, thử lắng nghe trực tiếp câu chuyện của họ hay quan sát trực cách họ sống và sinh hoạt, từ đó làm rõ nhu cầu của họ.

Và từ những thông tin đã sắp xếp lại, tạo một danh sách “pain” là “những thứ khiến người sử dụng cảm thấy khó chịu”, ngược lại là danh sách “gain” là “những thứ khiến người sử dụng cảm thấy hạnh phúc, dễ chịu”, sau đó khoanh vùng những vấn đề cần giải quyết.

Từ ví dụ về việc lập “bản đồ thấu cảm”, có thể dễ dàng nhận thấy 4 công cụ nêu trên được sử dụng trong thực tế như thế nào. Đầu tiên vẽ bản đồ lên Idea paint, và toàn bộ nhân viên dán các mẩu giấy ghi chú.

Chữ viết trên các mẩu giấy ghi chú ở mức độ nào đó sẽ để lại những dấu tích đặc trưng của người viết, nhưng để chắc chắn đó là ai thì rất khó. Mọi người cùng viết trên các mẩu giấy ghi chú đồng màu, không dè dặt đưa ra tiếng nói và ý tưởng của mình. Đây là cách dễ dàng tạo ra môi trường giúp đảm bảo quyền phát ngôn bình đẳng.

Tại mô hình workshop người tham gia có thể vẽ bản đồ lên Easel pad và dán giấy ghi chú để tiến hành khai thác người sử dụng thuộc đối tượng họ nhắm đến. Không cần thiết phải tiến hành trên không gian idea paint để chia sẻ cho toàn bộ.

Giấy ghi chú có thể dán đi dán lại nên có thể sắp xếp những ý tưởng được đưa ra và phân loại theo đầu mục, để ngay lập tức chuyển sang thảo luận. Tất cả mọi người có thể vừa cùng xác nhận những ý tưởng được trưng ra trước mắt, vừa tiến hành họp bàn với hiệu quả cao.

Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong Workshop tư duy thiết kế, 4 công cụ này sau đó vẫn tiếp tục được sử dụng triệt để để mở rộng ý tưởng.

Và như thế, chúng ta tạo nên một môi trường cho tư duy thiết kế thông qua sử dụng những vật dụng gần gũi quanh mình. Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp bắt đầu có quan tâm hay muốn đưa tư duy thiết kế vào hãy thử tận dụng “4 báu vật” này trong phòng họp.

Người đóng góp

Kazumasa IkomaPhụ trách nghiên cứu tại Frontier Consulting. Dựa trên kinh nghiệm trong khoảng thời gian đảm nhiệm vai trò quản lý văn phòng tại San Francisco, anh tiến hành nghiên cứu về thiết kế văn phòng, văn hoá doanh nghiệp, phong cách làm việc tại Bờ biển Tây, và giới thiệu về hình thái văn phòng lấy con người làm trung tâm.