Phong cách làm việc hạnh phúc nhờ “kiểm kê” lại giá trị quan Bài phỏng vấn ông Ogawa Shuhei – người phát triển “máy đo giá trị”
[August 06, 2019] BY Yuichi ITO
Trong bối cảnh luật liên quan đến cải cách phong cách làm việc được thi hành từ tháng 4, môi trường làm việc của chúng ta đang dần thay đổi sang hình thức tập trung vào “con người” hơn. Điểm chung của những doanh nghiệp đổi mới văn phòng trong những năm gần đây là các vấn đề như “thu hút và giữ chân nhân tài”, “tăng năng suất lao động” và tăng không gian làm việc chú trọng sự thoải mái và sức khỏe. Và như lẽ đương nhiên, tiêu chuẩn WELL đã thu hút được nhiều sự chú ý.
Tuy nhiên, việc kiểm chứng hiệu quả của “không gian làm việc”, “phong cách làm việc” chú trọng con người mới đi được nửa chặng đường. Các doanh nghiệp với mong muốn “hạn chế áp lực cho nhân viên”, mang lại “Môi trường thoải mái bằng cách vận dụng ABW” hay “Văn phòng với sự hợp tác sôi nổi” luôn nỗ lực trong việc xây dựng văn phòng nhưng hầu như không có một kỹ thuật nào để đo khách quan kết quả của những nỗ lực đó.
Công ty Emosta đã thử đưa ra một giải pháp cho vấn đề mà rất nhiều người phụ trách văn phòng ở cả phương Đông và phương Tây đang phải đối mặt. “Máy đo giá trị” do công ty này phát triển được áp dụng kỹ thuật “nhận diện cảm giác” “xác minh độ đồng thuận” của máy Emoreader có thể đọc được 7 cảm xúc cơ bản (vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, coi thường, chán ghét, ngại ngùng, không cảm xúc) và hướng tới ngôn ngữ hóa giá trị quan. Emosta đã phát triển “Emoreader” là hình ảnh khoa học cơ bản, “Máy đo giá trị” là hình ảnh khoa học ứng dụng trong môi trường tư vấn tâm lý, với kỹ thuật để không để lỡ bất kỳ một sự thay đổi tâm lí dù là nhỏ nhất của khách hàng. Liệu rằng kỹ thuật đo sự thay đổi tâm lý một cách khách quan có ảnh hưởng như thế nào đến việc cải thiện môi trường làm việc và phòng cách làm việc ? Để có câu trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với người phát triển kiêm CEO của Ecosta – ông Ogawa Shuhei.
Hạn chế tối đa áp lực và cải thiện giao tiếp nhờ ngôn ngữ hóa giá trị
Trong tâm lý học, việc ngôn ngữ hóa giá trị quan (= Tiêu chuẩn đánh giá hành động của bản thân) gây ảnh hưởng lớn đến mức độ hạnh phúc, càng nhiều hành động khiến bản thân cảm thấy “có ý nghĩa” thì mức độ hành phúc càng tăng cao. Nói cách khác, áp lực sẽ sinh ra nếu hành động khác với giá trị quan nên tình trạng mà bản thân mình có thể tìm ra được ý nghĩa trong hành động ví dụ như động lực làm việc là rất quan trọng. Để hành động theo giá trị quan, đương nhiên cần phải nhận thức được giá trị và có thể chủ động tăng hành động “có ý nghĩa” đối với bản thân bằng cách ngôn ngữ hóa và cảm nhận giá trị một cách khách quan.
Chọn hộp phù hợp
Kéo và thả các tấm thẻ vào các hộp phù hợp. Hãy chọn làm sao để 10 thẻ là TOP10.
Công cụ để ngôn ngữ hóa giá trị quan là “máy đo giá trị”. Nó sẽ phân chia 46 “thẻ giá trị” theo mức độ quan trọng đối với bản thân. Khác với bài kiểm tra tính phù hợp Uchida Kraepelin được sử dụng khi thi tuyển dụng, “Máy đo giá trị” lấy cả quá trình chọn giá trị làm đối tượng phân tích, kết hợp với cử động của chuột/bàn phím khi chọn “thẻ giá trị” và ảnh chụp biểu hiện nét mặt bằng camera đặt trong máy tính để đo mức độ ngôn ngữ hóa của giá trị. Emosta đang kết hợp cùng với công ty nhân sự để thực hiện dự án phân tích việc ngôn ngữ hóa giá trị trong các nhân viên mới tốt nghiệp và ảnh hưởng đến cấu trúc, hiệu năng của nó. Bằng việc phân tích giá trị của người lao động đã tuyển dụng, xem xét khách quan sự chênh lệch với giá trị doanh nghiệp (= triết lý kinh doanh), khuyến khích thay đổi hành động để thể hiện giá trị của công ty trên tiền đề tôn trọng giá trị cá nhân. Ngoài ra, có thể sử dụng để tuyển dụng ứng viên phù hợp với tiêu chuẩn của công ty trong trường hợp tuyển nhân viên mới tốt nghiệp.
Chúng ta có thể xem xét việc tận dụng giá trị đã được ngôn ngữ hóa vào mạng lưới quan hệ giữa người với người như là một lối ra. Ví dụ, trong chia sẻ văn phòng (Share office), từ sự kết hợp giữa giá trị quan của người sử dụng được “máy đo giá trị” ngôn ngữ hóa và sự phân tích mạng lưới thường được Emosta gọi là “survey”, người dùng có thể kết nối với nhau dựa trên nền tảng giá trị đó. Nhờ khả năng thể hiện dưới hình thức nhìn thấy được, mạng lưới này sẽ tính số lộ trình và đo khoảng cách từ một người bất kì đến người có quan hệ xa nhất. Ví dụ, tại Nhật, người ta sử dụng cụm từ “cái chum hóa” trong một tổ chức để chỉ tình trạng tính liên kết trong một bộ phận rất cao nhưng các bộ phận lại không liên kết với nhau. Nếu có nhu cầu đẩy mạnh giao tiếp trong công ty thì cần phải cung cấp các giải pháp mang tính định lượng ngay từ giai đoạn đầu khi thiết kế văn phòng. Trong tương lai, chúng tôi có kế hoạch đơn giản hóa việc đo lường bằng “Survey” và hướng tới cải thiện giao tiếp liền mạch bằng cách thực hiện các khảo sát định kỳ.
Giá trị quan được <trực quan hóa> là sao Bắc đẩu thể hiện kim chỉ nam của phong cách sống
Ông Ogawa đã chia sẻ rằng “Ví dụ khi nói đến “ý nghĩa của việc trực tiếp đối diện”, bằng một cách nào đó tôi cảm giác được rằng nó quan trọng nhưng không thể định lượng nó được, hay nói cách khác, tôi muốn khơi dậy vấn đề thông qua việc <trực quan hóa> những thứ chưa có dữ liệu”. Không giống với các phản ứng sinh học khác như nhiệt độ cơ thể và mạch đập, nét mặt là một phương tiện giao tiếp và dễ thực hiện khi tiến hành các hoạt động giao tiếp không dùng lời nói. Ví dụ, tại nơi khám chữa bệnh, người ta có thể đo được độ hài lòng về việc khám chữa bệnh của bệnh nhân thông qua nét mặt nhưng không thể biết được qua mạch đập. Vì biểu cảm khuôn mặt đã được phát triển như một cách thức giao tiếp nhưng mạch đập thì không.
“Máy đo giá trị” chia cảm xúc cơ bản thành 7 loại nhưng không phải chia thành các phạm trù như “biểu cảm này là vui, biểu cảm này là ngạc nhiên”, nó có ý nghĩa to lớn trong việc định lượng cảm xúc đó. Cuối cùng chúng tôi đã trăn trở về việc sẽ dự đoán điều gì từ biểu cảm và cảm thấy rằng không cần phải vội vàng để nâng cao độ chính xác trong phân loại phạm vi. Vì không có định nghĩa chung rõ ràng tương tự như sự khác biệt do nền văn hóa giáo dục con người nhìn thấy màu gì trong các màu của cầu vồng.
Tâm lý học được đưa vào lĩnh vực kinh doanh như một tất yếu của lịch sử. Cho đến nay đã có những nghiên cứu tìm ra quan hệ tương quan giữa biểu cảm và hành động, tuy nhiên đó vẫn chỉ là câu chuyện trong phòng nghiên cứu. Nhờ sự phát triển của AI hay công nghệ, bất kể ai cũng có thể dễ dàng chụp lại hình ảnh, xử lý nó như một số liệu. Nhờ đó đã mở ra cánh cửa để có thể đưa những kiến thức tâm lý học bị đóng lại nơi phòng thí nghiệm thành dịch vụ. Ví dụ, trên quan điểm tâm lý học hành động về cả ý định thực sự và thái độ ngoài mặt, con người đều sẽ hành động theo cách phù hợp nhất với tình huống được cho chứ phải ý định thực sự hay thái độ ngoài mặt và không có lời nói dối nào ở đó. Ogawa cho rằng đó không phải là việc phân tích các yếu tố trung gian như cảm xúc hay tâm trí, mà tất cả là sự kết nối trực tiếp các phản ứng của cơ thể (kết quả) đối với thực tế ví dụ như “bị đánh → đau”.
Giá trị quan là sao Bắc đẩu. Nó không phải là việc di theo phần chi tiết từ giá trị A đã có mà giống với hình ảnh chèo lái con thuyền đến cuối cùng theo hướng của sao Bắc đẩu giữa đại dương với muôn vàn thăng trầm. Thêm vào đó, bản thân giá trị quan không phải là tốt hay xấu mà là các vấn đề xuất hiện trong hành động được phán đoán theo giá trị quan. Ví dụ, người thường xuyên sử dụng bạo lực trong gia đình coi việc “bản thân tự kiểm soát môi trường xung quanh” là quan trọng thì việc chọn bạo lực làm phương pháp thực hiện là không phù hợp. Cần chỉ ra rằng có các hành động khác để tiến hành ngôn ngữ hóa giá trị quan và điều chỉnh giá trí đó với xã hội. Chính “máy đo giá trị” mà công cụ hỗ trợ tự nhận thức nhằm ngôn ngữ hóa giá trị quan để hành động nâng cao độ hạnh phúc.
Nâng cao tính gắn kết với công việc của mọi người bằng việc “kiểm kê” lại giá trị quan
Tính gắn kết với công việc tại Nhật Bản rất thấp. Rất nhiều người làm việc mà không hiểu rõ mình làm vì điều gì hay mơ hồ không biết được rằng nó có ý nghĩa gì khi đặt trong giá trị quan của chính mình. Giá trị quan là tiêu chuẩn hành động, đánh giá và có rất nhiều những phán đoán tham khảo giá trị quan một cách vô thức trong cuộc sống hàng ngày bao gồm cả việc như ăn gì. Tuy nhiên chắc hẳn không có ai là chưa từng bỏ mặc nó theo hoàn cảnh để rồi sau đó hối hận do không thể ngôn ngữ hóa giá trị quan. Nhờ vào việc ngôn ngữ hóa giá trị quan và nhận thức được chúng, người ta có thể hành động theo giá trị quan của bản thân và tăng độ hạnh phúc với kết quả của hàng động đó. Để thay đổi hành động của một người, người ta cần tự nhận thức và việc ngôn ngữ hóa giá trị quan sẽ hỗ trợ như nền tảng để thực hiện điều đó.
Cá nhân nhận ra các giá trị thay đổi của tổ chức góp phần đánh giá những thứ không thể phân chia chỉ bằng dữ liệu. Bằng việc “kiểm kê” lại giá trị quan bằng “máy đo giá trị” người ta có thể ý thực được việc sửa chữa hành động. Về mặt nguyên lý, có thể khách quan hóa giá trị quan của tập thể bằng cách tích lũy giá trị quan của cá nhân. Tuy nhiên, có thể sẽ có giá trị quan được sinh ra do tổng hợp. Ông Ogawa đã nhận thấy rằng “Vấn đề đặt ra trong tương lai là liệu rằng giá trị quan của cá nhân có ảnh hưởng đến hành động của tập thể hay không. Tuy nhiên, chúng tôi muốn thay đổi tính gắn kết với công việc thông qua xây dựng mạng lưới với trục chính là giá trị quan kết hợp với phân tích mạng lưới”.
Giá trị quan thay đổi theo sự thay đổi của môi trường đặc biệt là sự thay đổi của từng giai đoạn trong cuộc sống và có thể nhìn thấy được theo thời gian. Nhưng trong bối cảnh kinh doanh, người ta cho rằng thực hiện phân tích khi cá nhân cảm thấy không phù hợp với tình hình hiện tại sẽ hiệu quả hơn việc thực hiện định kỳ. Khi cảm thấy mơ hồ, bất an mà không biết lí do rõ ràng, rất có khả năng sẽ phát sinh mâu thuẫn giữa giá trị quan và hành động. Vì vậy “máy đo giá trị” rất hiệu quả khi được sử dụng như một công cụ để “kiểm kê” lại giá trị.
Top 10 “giá trị quan trọng nhất của tác giả được cụ thể hóa bằng “máy đo giá trị” – Báo cáo đánh giá giá trị ngày 30/5/2019
Ngoài ra, có thể sử dụng trong các buổi gặp gỡ trao đổi 1on1. Cấp trên có thể hiểu giá trị quan của cấp dưới, đo độ đồng tình của nội dung buổi trao đổi, từ đó có hiệu quả trong cải thiện môi trường làm việc và có thể hỗ trợ hành động tiếp theo của cấp dưới.
Thêm vào đó, hầu như không có giá trị quan chung cho tất cả mọi người. Nếu tập trung vào một đối tượng nhất định thì sẽ có các điểm chung ví dụ như néu là giám đốc của một doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm thì nó là “tinh thần mạo hiểm”, nếu là người phụ trách của một lĩnh vực mới thì đó là “tinh thần quật cường”. Nhưng người ta không thể biết rằng vì có “tinh thần quật cường” nên được giao lĩnh vực mới hay vì được giao lĩnh vực mới nên mới sinh ra “tinh thần quật cường”. Tuy nhiên, sự kết hợp với mức độ hài lòng sẽ mang lại sự kết hợp phù hợp nên bằng việc quan sát theo thời gian, ta sẽ tích lũy được những kiến thức làm nâng cao độ phù hợp của giá trị quan và nghề nghiệp và có thể bố trí nhân sự một cách hợp lý.
Khi phỏng vấn, kiến thức tâm lý học tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày là yếu tố rất cần thiết đối với người phỏng vấn. Ví dụ, trong một cuộc điều tra tại Mỹ, ý thức “tự giác” (self-awareness) được đưa ra như một phẩm chất quan trọng của người làm kinh doanh, việc bạn có hiểu vấn đề tâm lý học rất dễ bị bỏ qua bởi cả cá nhân và nhóm hay không có ảnh hưởng rất lớn ở chỗ có thể khuyến khích hành động theo giá trị quan đã được nhìn nhận một cách khách quan chứ không phải suy nghĩ của bản thân. Khi người Mỹ cảm thấy bất an, họ tiếp nhận tư vấn tâm lý như là đến bệnh viện vì bị cảm nhưng vì cảm giác đó rất bình thường đối với người Nhật nên khi cảm thấy bất an hoặc khó chịu, chúng ta có thể có cơ hội sửa chữa lại hành động từ giai đoạn đầu thông qua việc nhìn nhận khách quan bằng “máy đo giá trị”.
Thúc đẩy giao tiếp bằng khoa học xã hội trên dữ liệu khách quan
Con người là sinh vật điều chỉnh “Chân, thiện, mỹ” nhưng logic doanh nghiệp cho đến nay là “Chân”, nghĩa là, có thể thấy các dịch vụ chưa hoàn thiện thiếu kiến thức để đánh giá thiện ác, đẹp xấu xuyên suốt theo lôgic khoa học dựa trên dữ liệu. Ví dụ, có thể xây dựng hệ thống hỗ trợ phỏng vấn sử dụng AI và tính điểm độ tương thích với ứng viên nhưng công nghệ AI này tiếp nhận có mục đích với tiền đề là bối cảnh xã hội nảy sinh môi trường kinh doanh, cơ cấu tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực, nhân lực của công ty không thay đổi. Cần kim chỉ nam mang tính triết học với tư cách một doanh nghiệp chứ không phải là logic ở góc nhìn thiển cận và tại đó không thể phán đoán bằng AI. Amazon cũng đã sớm từ bỏ việc đánh giá sơ yếu lí lịch bằng AI vì họ đã nhận ra rằng dữ liệu được truyền đạt sâu cho AI là một người đã làm việc tại Amazon và lấy đó làm tiêu chuẩn quan trọng, vô tình gây ra sự thiên vị ngoài ý muốn. Đây là một bằng chứng về việc nếu chỉ đánh giá từ dữ liệu sẽ xuất hiện các điểm thiếu xót.
Chúng tôi nhìn nhận tính quan trọng của khoa học xã hội (kiến thức thông thường) như một phần bổ sung dữ liệu được định lượng. Có lẽ bằng cách thử tiếp cận một sự vật hiện tượng từ nhiều phương diện dựa trên nền tảng là khoa học xã hội sẽ giúp chúng ta có thể hiểu rõ bản chất của nó. Hơn nữa, bằng cách phân tích trên góc nhìn học thuật để nắm bắt các giá trị tương đối của mỗi người, nó có thể là cơ hội để thúc đẩy giao tiếp cho các bộ phận khác ngoài những bộ phận có thể được xử lý bằng logic, tạo ra ý nghĩa để mọi người tập trung lại tại nơi làm việc và nâng cao tính linh hoạt về mặt tâm lý – khởi nguồn cho hành động dựa trên giá trị quan đã được “trực quan hóa”.
Theo kinh nghiệm của Ogawa, khi chúng ta sắp xếp 10 giá trị quan quan trọng với bản thân và so sánh nó với thực tế, nếu lệch trên 50% thì họ có thể nhận thức rõ thực thế rằng không thể hành động theo giá trị quan và cần thay đổi môi trường. Vì vậy có nhiều trường hợp suy nghĩ đến việc nhảy việc trong trường hợp đó. Ogawa cũng gửi lời chia sẻ đến tất cả mọi người “Trong công việc, không cần đáp ứng tất cả các giá trị quan. Điều quan trọng là phải cải thiện tính tương thích của các giá trị quan và hành vi trong cuộc sống bao gồm cả vấn đề cá nhân chứ không chỉ là công việc”
Người đóng góp
Yuichi ITOVới kinh nghiệm từ công ty thực phẩm, công ty PR và nay thuộc bộ phận quảng cáo của Frontier Consulting. Ông luôn tham gia vào các hoạt động truyền thông như Marketing, quảng cáo kể từ khi bắt đầu làm việc. Ông rất quan tâm và muốn truyền tải thêm các thông tin về không gian làm việc và phong cách làm việc cho cuộc sống làm việc.
Recommended
- Văn phòng được chăm chút bởi nhà kinh doanh – FABRIC TOKYO, doanh nghiệp IT bán lẻ đã áp dụng triệt để việc “xây dựng văn hóa cởi mở” tại trụ sở Yoyogi, Tokyo, Nhật Bản
- [FACILITY]Văn phòng được chăm chút bởi nhà kinh doanh – FABRIC TOKYO, doanh nghiệp IT bán lẻ đã áp dụng triệt để việc “xây dựng văn hóa cởi mở” tại trụ sở Yoyogi, Tokyo, Nhật Bản
- “Nguồn năng lượng” của những cuộc họp thực tế không thể có được thông qua những cuộc họp trực tuyến là gì?
- [STYLE]“Nguồn năng lượng” của những cuộc họp thực tế không thể có được thông qua những cuộc họp trực tuyến là gì?
- Du nhập mô hình ABW vào doanh nghiệp, bắt đầu từ Hack
- [FACILITY]Du nhập mô hình ABW vào doanh nghiệp, bắt đầu từ Hack
- Gợi ý để “xây dựng cộng đồng” là gì – Học tập từ 2 cộng đồng lớn tại Berlin
- [CULTURE]Gợi ý để “xây dựng cộng đồng” là gì – Học tập từ 2 cộng đồng lớn tại Berlin