Môi trường làm việc khuyến khích ngủ trưa là một minh chứng cho hình thức quản lý quan tâm đến sức khỏe – Bài phỏng vấn CEO công ty ghế chuyên dụng cho ngủ trưa “Energy Pod”
[August 20, 2019] BY Kazumasa Ikoma
Văn hóa ngủ trưa tại nơi làm việc đang là xu hướng trên thế giới.
Cơ hội để mọi người xung quanh biết đến mối quan hệ giữa ngủ trưa và năng suất lao động cũng như cơ hội để quan sát ví dụ thực tế các văn phòng của những công ty có phòng ngủ trưa đã tăng lên. Việc “Coffee nap” tận dụng đặc tính của cafein phát huy hiệu quả sau 20 phút hấp thụ cho giấc ngủ trưa 10~20 phút cũng trở thành kiến thức thường thức mới. Chắc chắn môi trường khuyến khích ngủ trưa là một trong những yếu tố được yêu cầu khi xây dựng văn phòng trong thời gian tới.
Lần này, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn ông Christopher Lindholst – người đồng sáng lập kiêm CEO của công ty MetroNaps – đơn vị phát triển ghế chuyên dụng cho ngủ trưa từ năm 2004 tại New York – nơi được mệnh danh là “thành phố không ngủ”. Ông cũng là tác giả của câu nói “Các công ty hiện nay không phải tranh luận xem có áp dụng chế độ ngủ trưa hay không, mà là nằm ở giai đoạn cân nhắc xem có không gian và kinh phí để áp dụng nó hay không” được giới thiệu trong phóng sự “Doanh nghiệp khuyến khích ngủ trưa đang tăng lên. Tìm hiểu thực trạng tại một số doanh nghiệp điển hình tại Mỹ“.
Bài viết này sẽ giới thiệu sơ qua về các sản phẩm của công ty này đã được đưa lên một số phương tiện truyền thông và trình bày chi tiết sự thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp đối với văn hóa ngủ trưa tại văn phòng mà ông đã thấy được trên khắp thế giới trong suốt 15 năm qua.
Ghế được phát triển chuyên dụng cho việc ngủ trưa
Tôi xin giới thiệu đơn giản về “Energy Pod” cho những độc giả lần đầu tiên biết đến nó. Energy Pod là sản phẩm được MetroNaps giới thiệu là “Chiếc ghế đầu tiên trên thế giới được thiết kế để ngủ trưa tại nơi làm việc”. Kể từ khi được sản xuất vào năm 2004, Energy Pod cũng được giới thiệu định kỳ trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên lí do khiến nó được chú ý hơn nữa là vì nó đã được Google sử dụng vào năm 2012. Hiện nay Energy Pod được nhiều doanh nghiệp trên thế giới như Nike, P&G, PwC hay các cơ quan như NASA và các cơ sở giáo dục như trường đại học sử dụng.
Vậy thì cụ thể ghế chuyên dụng cho “ngủ trưa tại nơi làm việc” cần có những điểm gì ? Dưới đây là 4 đặc trưng của Energy Pod.
1. Hình dáng dựa trên khoa học nghiên cứu con người
Đặc trưng thứ nhất của sản phẩm này là hình dạng ghế ngồi dựa trên môn khoa học nghiên cứu về con người. Độ ngả được thiết kế dựa trên nghiên cứu của NASA để hình thành tư thế không trọng lực làm phân tán đều trọng lượng cơ thể và ổn định tuần hoàn máu đồng thời nâng chân và đầu gối lên độ cao thích hợp.
2. Thiết kế chương trình hiệu quả cho giấc ngủ và khi đánh thức
Đặc trưng thứ hai là âm thanh trong màn che hình bán cầu. Vào năm 2016, MetroNaps đã liên kết với Prizz – công ty cung cấp app hỗ trợ giấc ngủ thoải mái và đưa vào ứng dụng thúc đẩy đi vào giấc ngủ dễ dàng bằng việc sử dụng âm thanh. Thêm vào đó, sau một thời gian nhất định, tấm màn che sẽ sáng lên để người dùng không cảm thấy mệt mỏi do ngủ quá nhiều – vượt quá 20 phút và kết hợp với đặc trưng số 1 để mang lại hiệu quả tối đa cho giấc ngủ trưa.
3. Kích thước được hạn chế tối thiểu
Lindholst đã chú ý kỹ đến thiết kế với kích thước dài 212 cm, rộng 122 cm để có thể sử dụng nó không chỉ ở không gian văn phòng mà còn ở bất cứ nơi đâu. Vì nó đảm bảo tính riêng tư về mặt thị giác bằng tấm màn che và tạo ra âm thanh giúp dễ đưa vào giấc ngủ về mặt thính giác nên dù không có phòng chuyên dụng cũng có thể mang lại môi trường ngủ trưa .
4. Bảo trì dễ dàng
Đôi khi những người phụ trách văn phòng của các doanh nghiệp cân nhắc đến môi trường ngủ trưa có những lo ngại rằng “nếu là giường thì chúng tôi hơi lo lắng về mặt vệ sinh”. Energy Pod chỉ là một chiếc ghế nên bảo dưỡng rất đơn giản, dễ để duy trì cảm giác sạch sẽ.
Từ khi được sản xuất, Energy Pod liên tục được cải tiến để dễ dàng sử dụng tại văn phòng cũng như tối ưu hóa hiệu quả của giấc ngủ trưa. Hiện nay nó đã vượt ra khỏi Mỹ, xuất hiện ở văn phòng tại Copenhagen – Đan Mạch, hay Anh, mở rộng cả ở châu Âu. Bên cạnh đó, nó đang tiến dần ra cả Singapore, Hongkong, Australia. Liệu rằng Lindholst – người đã nhìn thấy xu hướng ngủ trưa tại văn phòng trên khắp thế giới nhìn nhận xu hướng hiện nay như thế nào ?
15 năm kể từ khi thành lập, cuối cùng giấc ngủ trưa tại văn phòng cũng được tiếp nhận
Ông Lindholst đã trả lời câu hỏi đầu tiên của phóng viên rằng “khi tôi đề xuất vấn đề ngủ trưa tại văn phòng 15 năm trước, một vài công ty tỏ ra ngạc nhiên nhưng không ai có ý định hợp tác cả”
Khi công việc bận rộn con người thường bỏ qua giấc ngủ. Mặt khác, bộ phận nhân sự của các công ty trên thế giới cũng đã thực hiện hình thức quản lý quan tâm đến sức khỏe, lưu ý đến các chương trình tốt cho sức khỏe như bữa ăn dinh dưỡng cao, gym, fitness. Tuy nhiên vì lí do nào đó lại không chú ý tới giấc ngủ. Ông đã chia sẻ rằng “Từ trước đến nay, giấc ngủ cùng với chế độ ăn uống và vận động là 3 yếu tố chính trong sức khỏe, các doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ về điều này.”
Phản ứng của các công ty đã thay đổi đáng kể trong vài năm qua vì sự hiện diện của các công ty công nghệ tập trung vào mối quan hệ giữa sức khỏe và năng suất làm việc của nhân viên từ giai đoạn đầu. Tại các công ty công nghệ nơi bị bắt buộc tham gia vào cuộc cạnh tranh thu hút nhân lực khốc liệt, môi trường chuyên dùng cho ngủ trưa được xây dựng tích cực từ giai đoạn khá sớm so với các công ty ở lĩnh vực khác. Các công ty như Google, nơi đưa ra lí do suy nghĩ lại về cách làm việc và các công ty như Zappos chia sẻ rằng điều quan trọng đầu tiên là nâng cao sự hài lòng của nhân viên để đạt được sự hài lòng cao của khách hàng, đều đã cung cấp đầy đủ môi trường ngủ trưa tại văn phòng. Điều đó đã góp phần giúp xã hội hiểu thêm về văn hóa ngủ trưa tại văn phòng.
Sau khi thâm nhập vào giới công nghệ, Energy Pod đã được sử dụng ở các các công ty thuộc những lĩnh vực đã quen với làm việc trong thời gian dài ở môi trường văn phòng truyền thống các cơ quan tài chính, bệnh viện, giới xuất bản…Do tính chất của các ngành nên không thể dễ dàng thay đổi độ dài của thời gian làm việc, tuy nhiên ngày càng có nhiều doanh nghiệp thay đổi sang hướng cần phải công nhận văn hóa ngủ trưa để cải thiện tình trạng sức khỏe và duy trì hiệu suất lao động cao. Lindholst cũng nhận thấy rằng việc nguồn nhân lực thuộc thế hệ Milllenial học được thói quen ngủ trưa hiệu quả chiếm phần lớn dân số lao động cũng có liên quan.
Lindholst đã nói rằng “Việc thẩm thấu văn hóa ngủ trưa cũng giống với sự thay đổi của văn hóa cấm hút thuốc được thấy tại Mỹ thời gian trước đây”. Trước đây tại Mỹ, việc hút thuốc trong phòng tại nơi làm việc được người làm việc coi điều đương nhiên nhưng sau cuộc cải cách nhận thức trong mười mấy năm, hiện nay không có ai tin vào điều đó nữa. Phiên bản hiện đại của việc thay đổi ý thức như vậy là thói quen ngủ trưa.
Phòng họp của giới quảng cáo (những năm 1970)
Nhân viên ngủ trưa hiện nay không phải là “trốn việc” mà là nhân viên “có năng lực”
Tiền thân là một công ty bán lẻ ghế ngủ văn phòng nhưng giờ đây MetroNaps hoạt động với vai trò chính là nhà tư vấn về giấc ngủ, đưa ra những lời khuyên để đưa giấc ngủ trưa vào văn hóa làm việc của doanh nghiệp. Ông trao đổi rằng “Tuy nhận thức đang tăng lên nhưng vẫn chưa đủ, thêm vào đó có không ít nhân viên còn mang cái nhìn tiêu cực đối với việc ngủ của người khác.”
Lí do để ông mở công ty hiện nay là vì khi khảo sát về giấc ngủ trưa tại nơi làm việc, có nhiều người đưa ra ý kiến rằng không muốn bị ai đó nhìn thấy bộ dạng ngủ trong lúc làm việc. Cũng có những người lén nghỉ ngơi trong toilet, xe ô tô hay trong những phòng họp không sử dụng. Cũng có những người cố gắng kiểm soát đồng hồ sinh học bằng cafein. Một trong những sứ mệnh của MetroNaps là xóa bỏ cảm giác lo ngại của người làm việc rằng bị coi là trốn việc nếu ngủ trưa và xây dựng được văn hóa khuyến khích ngủ trưa.
Lindholst chia sẻ, có thể nói các doanh nghiệp cân nhắc đến môi trường khuyến khích ngủ trưa có sự linh hoạt vào thời điểm đó, tuy nhiên cho đến khi văn hóa ngủ trưa trở thành một điều cơ bản thì cần phải bố trí một không gian ngủ trưa ở một nơi nào đó cách xa đám đông tại nơi làm việc. Có thể thực hiện rèn luyện ngủ trưa để người lao động quen với việc ngủ ngắn tại văn phòng bằng cách khuyến khích ngủ trưa trong khoảng thời gian từ 13 giờ~ 16 giờ – khi mà mức độ năng lượng của con người bị giảm đi.
Dự án “Connected Pod” do MetroNaps triển khai từ năm 2016 được kì vọng thúc đẩy rèn luyện ngủ trưa. Bằng việc kết nối các Pod, phía doanh nghiệp có thể theo dõi dữ liệu để biết khoang nào được sử dụng nhiều nhất, nên đặt các Pod tại vị trí nào trong công ty để đạt hiệu quả nhất. Thêm vào đó, những ý kiến khác nhau về kiểu ngủ trưa trong các ngành nghề như bệnh viện, công ty công nghệ, công ty tài chính hay theo văn hóa làm việc, cũng giúp ích trong việc đào sâu trong lĩnh vực “giấc ngủ tại nơi làm việc”.
Lindholst chia sẻ rằng “Cho đến nay, môi trường ngủ trưa thường được áp dụng với mục đích là một biện pháp thu hút nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong tất cả các ngành nghề coi nó là 1 trong những thói quen làm việc không thể thiếu khi đào tạo nguồn nhân lực khắp thế giới.” Ông đặc biệt nhấn mạnh rằng muốn lan rộng sự thật chắc chắn rằng giấc ngủ trưa có thể mang lại hiệu quả giúp nhân viên đạt được hiệu suất lao động cao.
Ngủ trưa có thể trở nên gần gũi hơn nhờ việc gia tăng Energy Pod ?
Khi tôi hỏi ông Lindholst về xu hướng trong 5, 10 năm tới, ông đã đưa ra dự đoán rằng nhu cầu dùng Energy Pod tại nơi làm việc và việc tích cực sử dụng sẽ tăng nhanh trong thời gian tới, đồng thời cũng sẽ có thêm nhiều giải pháp khác để thư giãn ngắn được sinh ra. Ông cũng nhận định rằng, trong bối cảnh ABW (Activity – based working) thu hút được nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây, yếu tố hợp tác “mọi người cùng tập trung làm việc” được coi trọng tại môi trường công sở, chính môi trường yêu cầu năng suất lao động cao của tập thể đã giúp phát huy hiệu quả của các sản phẩm dùng để nghỉ ngơi trong thời gian ngắn.
Như tôi đã đề cập ở trên, ngoài không gian làm việc, Energy Pod cũng đang được sử dụng tại các cơ sở giáo dục như trường đại học và hơn thế nữa, nó đã xuất hiện ở những địa điểm khác như phòng chờ sân bay hay phòng tập gym. Ông Lindholst cũng đang xem xét đến việc liên kết với các cửa hàng cafe làm coffee nap hay đưa vào các khu Coworking. Người dùng là chúng ta sẽ sớm hình thành thói quen ngủ trưa.
Có thể nói ngủ trưa là một thói quen truyền thống tại Việt Nam vì vậy dân văn phòng cũng thường có những giấc ngủ ngắn sau bữa trưa tại nơi làm việc. Tuy nhiên có rất ít công ty sử dụng các thiết bị hỗ trợ ngủ trưa như Energy Pod. Nhưng trong bối cảnh xu hướng phát triển chung của thế giới, tôi tin rằng trong thời gian tới đây, các công ty tại Việt Nam sẽ chú trọng hơn đến việc đầu tư không gian cũng như thiết bị ngủ trưa cho nhân viên.
Lời kết
Với hình dáng đó và việc được sử dụng tại các công ty công nghệ lớn trên thế giới, trong những năm gần đây, Energy Pod đã thu hút được nhiều sự chú ý như một thiết bị văn phòng của tương lai gần. Tuy nhiên cần phải tiếp tục nỗ lực cũng như cần sự thay đổi về suy nghĩ của mọi người trong xã hội đối với việc ngủ trưa. Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp thật sự nghĩ rằng giấc ngủ trưa là quan trọng. Càng là những doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả thì lại càng trang bị tốt môi trường khuyến khích nhân viên ngủ và nó trở thành 1 tiêu chí quan trọng để quản lý hướng tới sức khỏe trong tương lai.
Cuối buổi phỏng vấn, Lindholst đã chia sẻ cho tôi một câu nói mà ông yêu thích. “Quản lý năng lượng của bạn quan trọng hơn quản lý thời gian” (Managing your energy is more important than managing time.). Quản lý thời gian là một kỹ năng cần thiết đối với người làm việc nhưng có thể trong tương lai kỹ năng quản lý năng lượng sẽ được đánh giá quan trọng hơn. Liệu rằng “Ngủ trưa tại văn phòng” – điều đang dần trở thành xu thế của thế giới có thâm nhập được vào Nhật Bản hay không ? Tôi thật sự mong muốn được thấy xu hướng đó.
Người đóng góp
Kazumasa IkomaPhụ trách nghiên cứu tại Frontier Consulting. Dựa trên kinh nghiệm trong khoảng thời gian đảm nhiệm vai trò quản lý văn phòng tại San Francisco, anh tiến hành nghiên cứu về thiết kế văn phòng, văn hoá doanh nghiệp, phong cách làm việc tại Bờ biển Tây, và giới thiệu về hình thái văn phòng lấy con người làm trung tâm.
Recommended
- Phong cách làm việc hạnh phúc nhờ “kiểm kê” lại giá trị quan Bài phỏng vấn ông Ogawa Shuhei – người phát triển “máy đo giá trị”
- [STYLE]Phong cách làm việc hạnh phúc nhờ “kiểm kê” lại giá trị quan Bài phỏng vấn ông Ogawa Shuhei – người phát triển “máy đo giá trị”
- 【Phỏng vấn Ông Primo Orpilla – Phần 1】 Lắng nghe người đứng đầu của Studio O+A nói về khởi điểm của thiết kế văn phòng phong cách Bờ biển Tây.
- [STYLE]【Phỏng vấn Ông Primo Orpilla – Phần 1】 Lắng nghe người đứng đầu của Studio O+A nói về khởi điểm của thiết kế văn phòng phong cách Bờ biển Tây.
- BraveBits – Khát vọng làm sản phẩm cho thị trường thế giới
- [CULTURE]BraveBits – Khát vọng làm sản phẩm cho thị trường thế giới
- Đổi mới sáng tạo tại tòa nhà lịch sử – Focus Innovation Studio
- [FACILITY]Đổi mới sáng tạo tại tòa nhà lịch sử – Focus Innovation Studio